Ngải cứu từ lâu đã được người dân sử dụng là phương thuốc chữa bệnh về xương khớp, tinh dầu ngải dù mới được sử dụng vài năm trở lại đây đã được nhiều người tin dùng vì tác dụng tuyệt vời của nó.

Cây ngải cứu là gì

Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu…

Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp…

Tinh dầu ngải cứu do đó cũng có tác dụng kháng khuẩn. Với mùi hương đặc trưng dễ chịu, cùng công dụng tốt cho người bị đau nhức xương khớp mà tinh dầu ngải được rất nhiều người tìm kiếm.

Nhiều khách tham quan Hội chợ Dược liệu và các sản phẩm Y, Dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất đã khen không tiếc lời khi trải nghiệm cùng Dầu ngải Vitophar.
Nhiều khách tham quan Hội chợ Dược liệu và các sản phẩm Y, Dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất đã khen không tiếc lời khi trải nghiệm cùng Dầu ngải Vitophar.

Tinh dầu ngải được sản xuất theo tiêu chuẩn phải ở những công ty Dược chuyên nghiệp, cách chiết xuất tinh dầu cũng phải đảm bảo theo chuẩn GMP. Một số đơn vị hiện sản xuất tinh dầu ngải bằng phương thức chưng cất hơi nước, đây cũng là cách được nhiều đơn vị áp dụng hiện nay.

Tác dụng tinh dầu ngải

Tinh dầu ngải có nhiều công dụng khác nhau trong đông y, dưới đây là những công dụng cơ bản mà tinhdaungai đã trích dẫn từ sách đông y, cây thuốc biệt dược:

  • Cầm máu: thường dùng phụ nữ kinh nguyệt không đều, hay chảy máu cam, có thai ra huyết, đái ra máu, thổ huyết.
  • Giảm đau nhức chân tay, cơ khớp.
  • Sát trùng, kháng khuẩn cao: trị ghẻ lở, viêm da, viêm gan, dị ứng, trừ giun hiệu quả.
  • Điều hòa khí huyết, ôn kinh, giảm đau kinh, giúp an thai.
  • Hỗ trợ tăng tuần hoàn máu lên não.

Trị cảm cúm, suy nhược cơ thể, đau thần kinh tọa, thấp khớp, đau dạ dày, eczema.

  • Đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ.
  • Bạch đới, hàn thấp, phong thấp.
  • Lợi tiểu.
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến với dầu ngải vitophar
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo các ban ngành thăm gian hàng dầu ngải Vitophar tại hội chợ Dược liệu.

Cách dùng tinh dầu ngải

Xoa bóp, giảm đau nhức: Kết hợp tinh dầu ngải cứu nguyên chất với dầu nền thiên nhiên (dầu jojoba, dầu oliu) theo tỉ lệ 1/20. Xoa đều hỗn hợp này lên vùng vai gáy, cơ khớp. Massage nhẹ nhàng tầm 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Đây là phương pháp giảm sưng đau gân cơ, viêm phù nề, tụ máu, vết bầm hiệu quả do thiên nhiên ban tặng.

Ngâm trị liệu: Cho vài giọt tinh dầu ngải cứu vào bồn nước ấm để tắm, giúp cơ thể thơm tho đồng thời điều trị các bệnh lý về da, suy nhược cơ thể, …

Xông hơi giải cảm: Nhỏ tinh dầu ngải cứu kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm gió vào một chậu nước nóng; Lấy khăn phủ kín cả mặt và chậu nước; Để hơi nóng của hỗn hợp tỏa lên mặt trong 15 phút rùi mở ra và rửa sạch với nước. Phương pháp xông hơi này sẽ giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm.

Kháng khuẩn, làm sạch không khí: Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu ngải cứu vào đèn xông tinh dầu để xông thơm phòng, sát khuẩn, làm sạch không khí.

Trị mụn: Trộn đều 3-4 giọt tinh dầu ngải cứu với 10ml dầu oliu. Thoa lên mặt đặt biệt là những vùng da bị mụn để qua đêm, sáng dậy rửa mặt sạch với nước. Phương pháp này không chỉ làm sạch mụn, mà còn giúp dưỡng trắng da, làm sạch nhờn, hết sẹo hiệu quả.

Nguồn: https://vtc.vn/tac-dung-tinh-dau-ngai-vi-sao-nen-mua-tinh-dau-ngai-du-phong-trong-nha-ar375681.html