Mạch máu mũi là gì?

Cung cấp máu cho niêm mạc mũi bao gồm các mạch máu thuộc hệ thống động mạch cảnh trong và cảnh ngoài.

Hệ thống động mạch cảnh trong gồm: động mạch sàng trước, sàng sau xuất phát từ động mạch mặt. Động mạch sàng sau chia hai nhánh:

  • Nhánh trong tưới máu cho phần trước trong của vách ngăn.
  • Nhánh ngoài tưới máu cho thành ngoài hốc mũi.

Hệ thống động mạch cảnh ngoài với nhánh là động mạch hàm trong, động mạch bướm khẩu cái bắt nguồn từ thân động mạch hàm trong tưới máu phần trước và sau của hốc mũi.

Cách cấp cứu chảy máu mũi
Cách cấp cứu chảy máu mũi

Ngoài ra có màng lưới tĩnh mạch rất phong phú, nổi bật là điểm mạch Kisselbach ở phần trước dưới vách ngăn mũi.

Nguyên nhân chảy máu mũi

Do chấn thương: ngoáy mũi, ngã giập mũi, bị các vết thương, do phẫu thuật mũi xoang.

Bệnh tăng huyết áp, bệnh máu như giảm tiểu cầu, bạch cầu cấp, suy gan, suy thận.

Bệnh nhiễm trùng: cúm, sởi.

Triệu chứng lâm sàng

Máu chảy một bên hoặc hai bên hốc mũi, ít hoặc nhiều.

Có thể nhìn thấy điểm chảy máu ở vùng Kisselbach, có thể không quan sát được vì chảy máu nhiều và ở sâu.

Nếu nặng có biểu hiện sốc mất máu: da niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

Điều trị chảy máu mũi

Cầm máu hốc mũi

Nếu chảy máu phía trước (điểm mạch Kisselbach):

  • Dùng hai ngón ta bóp hai cánh mũi ép lại.
  • Đặt bông thấm adrenalin.
  • Có thể đốt điện

Nếu không nhìn thấy điểm chảy máu: đặt bấc tẩm kháng sinh xếp thành lớp chặt ép kín hốc mũi, có thể đặt bóng cao su từng bên, bơm không khí làm căng phồng bông ép đều trên toàn bộ diện hốc mũi (nhét mefchee mũi trước),

Nếu chảy máu ở phía mũi sau: nhét mũi sau kết hợp với đặt bấc mũi trước.

Thắt động mạch cảnh ngoài khi dùng các phương pháp trên không đạt được cầm máu.

Truyền máu khi mất máu nhiều, dùng các thuốc cẩm máu đường toàn thân.