Bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra, bệnh dễ phát thành dịch lớn.

Dịch tễ học?

Mầm bệnh

Virus cúm có 3 chủng: A, B, C.

Virus cúm luôn thay đổi tính kháng nguyên từ vụ dịch này sang vụ dịch khác, do đó hầu như con người không bao giờ có miễn dịch lâu dài với bệnh cúm.

Bệnh cúm, Nguyên nhân, Chẩn đoán, Biến chứng, Điều trị!
Bệnh cúm, Nguyên nhân, Chẩn đoán, Biến chứng, Điều trị!

Nguồn bệnh

Người bệnh và người lành mang virus.

Đường lây

Lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp.

Khối cảm thụ

Mọi người, mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm. Người già, người có bệnh mãn tính đường hô hấp dễ bị nhiễm cúm nặng, nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao.

Lâm sàng?

Thời kỳ ủ bệnh

Từ 1 – 3 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.

Thời kỳ khởi phát

Sốt cao đột ngột: 39 – 40 độ C, có thể rét run.

Đau mình mẩy, nhức đầu nhiều, mệt mỏi.

Có thể ho khan.

Thời kỳ toàn phát

Nổi bật bằng 3 hội chứng:

Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc:

  • Sốt 39-40 độ C liên tục, mặt đỏ bừng
  • Sung huyết trên da, đặc biệt ở củng mạc mắt, làm mắt đỏ ngầu.
  • Có thể có hội chứng xuất huyết nhẹ: chảy máu cam, rong kinh…
  • Người mệt mỏi, ăn kém, tiểu ít.

Hội chứng nhiễm trùng kéo dài tối đa 7 ngày, nếu trên 7 ngày mà vẫn còn sốt thì phải nghĩ tới 2 khả năng:

  • Không phải bệnh cúm.
  • Cúm có biến chứng bội nhiễm.

Hội chứng hô hấp:

Hắt hơi, sổ mũi, kèm theo đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô rát họng, ho khan, khàn tiếng.

Trường hợp nặng có thể biểu hiện Viêm phế quản cấp hoặc Viêm phổi cấp: ho có đờm, có thể khó thở.

Hội chứng cơ năng:

Cơ bản là dấu hiệu đau

Nhức đầu dữ dội, liên tục, trội lên từng cơn. thường đau nhức ở trán, trên mắt kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ.

Mình mẩy đau như dần: đau tất cả các bắp thịt ở chi, ngang lưng, đau nhói ở ngực.

Đau, nóng vùng trên xương ức (do tổn thương thượng bì khí quản).

Thời kỳ lui bệnh:

Sau 2-5 ngày sốt giảm.

Ho và đau ngực giảm chậm hơn.

Cận lâm sàng?

Công thức máu:

Bạch cầu bình thường hoặc hơi tăng, khi trên 15000/mm3 thì phải đề phòng bội nhiễm.

Phân lập virus cúm

Biến chứng?

  • Viêm tai giữa.
  • Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm màng não mủ…

Chẩn đoán?

Chẩn đoán xác định dựa vào:

Lâm sàng:

  • Bệnhkhởi phát đột ngột.
  • Sốt cao ngắn ngày.
  • Nhức đầu, đau mỏi toàn thân.
  • Hội chứng hô hấp nổi bật: viêm long đường hô hấp.
  • Dịch tễ: mùa đông xuân, cùng một lúc nhiều người mắc
  • Xét nghiệm: phân lập virus

Điều trị?

Nguyên tắc điều trị:

  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
  • Nằm nghỉ, cách ly bệnh nhân, uống đủ nước, ăn lỏng và giàu dinh dưỡng.
  • Giảm đau, hạ sốt, an thần.
  • Thuốc giảm ho.
  • Bù nước – điện giải nếu có dấu hiệu mất nước.
  • Cho uống thêm vitamin C, B1
  • Nhỏ mũi hàng ngày.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

Phòng bệnh?

Phát hiện, cách ly bệnh nhân, khi tiếp xúc với bệnh nhân phải đeo khẩu trang.

Tránh tiếp xúc, tụ tập đông người khi có dịch.

Vệ sinh hàng ngày, tăng cường sức đề kháng.

Tiêm Vaccin.