Theo thống kê tới 35% bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư gan đều bắt nguồn từ gan nhiễm mỡ. Có rất nhiều người đang chủ quan với bệnh và không tìm hiểu kỹ về triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị mà bệnh trở nặng thành xơ gan hay ung thư gan, đây là giai đoạn rất khó điều trị cần đặc biệt chú ý để chăm sóc giúp bệnh nhân kéo dài sự sống. Vậy để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra thì hãy cùng tôi tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ để phòng và điều trị tận gốc căn bệnh này nào.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng lượng mỡ bị thoái hóa tích tụ lại tại gan vượt quá 5% trọng lượng của gan làm gan to ra khó nhận diện. Ở giai đoạn đầu gan chỉ bị tổn thương nhẹ và nhờ vào khả năng tự điểu trị mà các tế bào gan bị tổn thương được chữa lành bằng các tế bào mới. Tuy nhiên khi các tế bào gan đã bị tổn thương quá nhiều không thể tự hổi phục thì các tế bào sẽ dần tạo thành sẹo ảnh hưởng không tốt tới chức năng hoạt động của gan. Nếu để lâu không điều trị thì bệnh có thể chuyển nặng thành xơ gan, ung thư gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân

Thừa cân:

theo nghiên cứu có tới 70 – 90% bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ đều là người có số cân nặng lớn, với chỉ số gan nhiễm mỡ tăng cao tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng:

đối với các trường hợp giảm cân đột ngột sẽ làm tăng lipolysis của cơ thể, làm chất béo của cơ thể tăng nhanh và quá trình peroxy chuyển hóa thành lipid cũng nhanh hơn.

Sâu rượu:

uống rượu thường xuyên chính là nguyên nhân lớn gây nên gan nhiễm mỡ. Khi bệnh nhân sử dụng rượu thì việc phá vỡ và loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể sẽ tạo ra các chất độc làm tổn thương tới các tế bào của gan. Thói quen này kéo dài sẽ tạo ra các vết sẹo ảnh hưởng không tốt tới chức năng gan, phá vỡ khả năng tự điều trị của gan.

Tiểu đường:

bản chất là rỗi loạn chuyển hóa glucid mạn tính, quá trình này kéo dài sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid, gây tăng mỡ trong máu và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Theo thống kê có tới 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều bị gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh:

thói quen ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa quá nhiều chất béo hay thực phẩm đóng hộp – đóng chai,… là một trong những nguyên nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

Từng có tiền sử bị bệnh về gan:

nếu bạn từng bị viêm gan C hay Wilson thì cần chú ý để không bị gan nhiễm mỡ.

Tăng lipid máu:

tăng lipid máu bất thường sẽ gây nên tích tụ mỡ ở gan lâu dài gây nên gan nhiễm mỡ.

Mang thai:

đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ mang thai dễ bị rối loạn chuyển hóa gây gan nhiễm mỡ.

Do sử dụng quá nhiều hóa chất:

các thực phẩm chứ nhiều carbon tetrachloride, trichloroethylene,… gây rối loạn gây gan nhiễm mỡ.

Sử dụng thuốc bừa bãi:

trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh khác có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa lipoprotein gây ra gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ thường không rõ ràng do mỡ bị tích tụ từng ngày một nên khó phát hiện, có thể khiến bạn bị lầm tưởng sang các loại bệnh khác và điều trị không đúng cách, có thể làm tăng sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Một số triệu chứng điển hình:

  • Chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ, đầy bụng, buồn nôn kéo dài.
  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, nôn nao, khó chịu.
  • Mọi hoạt động, sinh hoạt thường ngày bị trì trệ.
  • Vùng bụng hay gặp trường hợp chướng bụng, đầy hơi.
  • Da trên cơ thể bị chuyển sang màu vàng, xạm màu.
  • Vùng dưới sườn phải có cảm giác bị chẹn lại hay cảm giác hơi tưng tức.
  • Khi xét nghiệm phát hiện thấy men gan tăng.
  • Siêu âm thấy gan to bất thường.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi, triệu chứng, nguyên nhân, phòng và điều trị!

Hậu quả

Gan là một trong những cơ quan quan trọng trong việc thảo thải các độc tố, thanh lọc cơ thể, chuyển hóa chất đường và các axit béo thành năng lượng để hoạt động, để đi nuôi tế bào cũng như các cơ quan khác. Khi gan bị tổn thương các chức năng của gan bị suy giảm, làm rối loạn chức năng của cơ thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Khi gan nhiễm mỡ để lâu không điều trị sẽ phát triển thành xơ gan, có thể còn phát triển thành ung thư gan rất khó điều trị. Vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời trước khi nó phát triển đến ngưỡng không thể cứu vãn.

Cách phòng

Cần thay đổi phong cách sinh hoạt và ăn uống:

  • Không ăn các thực phẩm ăn nhanh, đồ đóng hộp.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đi khám và chăm sóc gan định kỳ để phát hiện sớm nhất.
  • Hạn sử chất có cồn, chất kích thích.
  • Hạn chế ăn đêm, nội tạng động vật.

Cách điều trị

Hiện tại chưa tìm được phương phát điều trị nhưng có thể sử dụng một vài thực phẩm chức năng hay các thuốc bổ gan để hỗ trợ điều trị, có thể kể đến vài loại như:

  • Cà gai leo
  • Nần nghệ
  • Tonka
  • Boganic,…

Xem thêm; Cao cà gai leo sadu, Giải độc gan Tuệ Linh!