Bệnh ra mồ hôi chân tay hiện nay đang rất phổ biến, không chỉ người trẻ mà người cao tuổi, trung niên cũng vẫn đang mắc phải. Vậy làm thế nào để chữa bệnh ra mồ hôi chân tay? Tất cả có trong bài viết này của nhathuocthanthien.com.vn
Nội dung chính
Bệnh ra mồ hôi chân tay là gì?
Theo đông y bệnh ra mồ hôi chân tay là do tân dịch dư thừa từ tân dịch ở tim sinh ra. Khi tân dịch dư thừa sẽ được đẩy ra ngoài, đi qua các mô biểu bì của da. Hệ dây thần kinh giao cảm (hệ dây thần kinh thực vật) bị mất kiểm soát việc điều tiết tân dịch khiến mồ hôi ra nhiều ở tay và chân hoặc nách.
Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân?
Bệnh ra mồ hôi chân tay có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nhìn chung thường chỉ có 3 nguyên nhân bên dưới như:
- Phát từ bệnh khác: Người cao tuổi, người trung niên đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn nội tiết tố, ung thư thận, ung thư vú, buồng chứng vv… thì đều có khả năng hoặc nguy cơ mắc bệnh ra mồ hôi chân tay.
- Dây thần kinh giao cảm: Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp khiến bạn bị mắc bệnh ra mồ hôi tay chân. Dây thần kinh giao cảm xử lý tín hiệu tới các mạch máu, khiến chúng co lại, kích thích mồ hôi tay chân ra nhiều hơn, khiến bàn tay, chân lạnh ngắt, ẩm ướt khó chịu. Bệnh chỉ xảy đến khi bạn đang lo lắng, hồi hộp, khó chịu hoặc xúc động mạnh.
- Do yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới cũng là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.
Có 2 loại hyperhidrosis:
Hyperhidrosis khởi phát: mồ hôi ra nhiều ở tay chân không có lý do rõ ràng.
Hyperhidrosis thứ phát: mồ hôi không chỉ ra nhiều ở tay chân mà còn ở toàn bộ cơ thể, do một tình trạng sức khỏe hoặc do thuốc.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là không chắc chắn, có thể là do di truyền. Ngoài ra, một số điều kiện, yếu tố có thể gây ra, đó là:
- Mang thai.
- Bệnh tiểu đường.
- Suy giáp.
- Mãn kinh.
- Béo phì.
- Bệnh Parkinson.
- Viêm khớp.
- Lymphoma.
- Bệnh Gout.
Triệu chứng ra mồ hôi chân tay?
- Lòng bàn tay, chân ra nhiều nước, ẩm ướt, nhỏ giọt nếu bệnh nặng.
- Lớp tế bào dưới da tay và chân luôn bị bong tróc.
- Lòng bàn tay, chân lạnh buốt, da màu trắng nhợt.
Chữa bệnh ra mồ hôi chân tay?
Hiện nay, để chữa trị được bệnh ra mồ hôi chân tay tận gốc thì phải sử dụng qua đường uống. Nếu sử dụng bằng phương pháp bôi như tinh dầu mẫu lệ thì chỉ kiểm soát được phần ngọn của vấn đề. Đông y có nhiều cách chữa bệnh ra hồi hôi chân tay nhưng ít có bài thuốc nào đưa ra thị trường.
1. Chữa ra mồ hôi tay chân đơn giản:
Sử dụng bột: một số bột có thể giúp kiềm hãm ra mồ hôi ở tay và chân như;
- Bột ngô.
- Phấn rôm trẻ em.
- Bột talc (lưu ý nó có thể gây hại khi hít phải một lượng lớn một lúc).
Sử dụng thuốc chống mồ hôi: bằng việc ngăn chặn lỗ chân lông kìm tiết ra mồ hôi, một số thuốc cũng tỏ ra có hiệu quả.
Sử dụng: lau tay sạch sẽ rồi thoa kem này lên tay hoặc chân. Lưu ý, không nhầm lẫn với thuốc khử mùi mồ hôi tay, chân.
Sử dụng khăn ướt có chứa rượu: rượu có tác dụng khử trùng cũng như làm sạch bề mặt da cũng giúp kiềm hãm sự ra mồ hôi. Tuy nhiên rượu có thể gây kích ứng làn da hoặc làm da khô quá mức.
2. Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng dân gian:
Ngâm trà: sử dụng nước trà xanh cũng tỏ ra hiệu quả bởi trong trà có chứa chất Axit tannic giúp làm khô dần bề mặt tay chân. Lưu ý: nên ngâm tay trước khi đi ngủ, khi lên giường không cầm nắm vật dùng gì.
Ngâm nước muối: muối có tác dụng diệt khuẩn mạnh, việc dùng nước muối ngâm đều đặn giúp tuyến mồ hôi ở vùng tay chân được sạch và khít hơn, giảm tiết mồ hôi.
Ngâm dấm táo: Dấm táo có tác dụng tẩy nhẹ, khử mùi hôi và làm khô da. Ngâm tay chân với dấm táo đã được pha loãng với nước trong khoảng 5 phút mỗi ngày là được.
3. Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng y tế:
Trong trường hợp ra mồ hôi nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các phương pháp điều trị sau đây :
- Thuốc chống trầm cảm (có chứa nhôm).
- Thuốc kháng cholinergic.
- Điều trị dòng điện cường độ thấp iontophoresis.
- Tiêm botox dưới da.
4. Chữa ra mồ hôi chân tay bằng đông y:
Đông y coi bệnh ra mồ hôi chân tay là một thể của “hàn thấp” vì thế sử dụng các bài thuốc đông y giúp cân bằng cũng là một phương thức thường dùng.
Một số sản phẩm đông y thường dùng là mẫu lệ, lá dâu, lá lốt, ngải cứu, muối… và một số thành phần khác.
Xem thêm: Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?