Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các chức năng hoạt động của tĩnh mạch trở nên rối loạn, bình thường nhờ vào sự hoạt động của các van trong lòng tĩnh mạch mà máu có thể vận chuyển theo 1 chiều ví như việc máu từ chân sẽ được vận chuyển tới tim, tuy nhiên do sự hoạt động của tĩnh mạch gặp trục trạc làm máu đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, thời gian lâu dần máu tích tụ làm bán kính tĩnh mạch tăng.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể như ở chân, tay, hay ngay tới những bộ phận khác của nội tạng như dạ dày,… Tuy nhiên trong thực tế thì phần lớn các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đều xảy ra ở chi dưới vì chân có hệ thống tĩnh mạch dài hơn hẳn các hệ thống tĩnh mạch ở các vị trí khác đồng thời chúng cũng phức tạp và điều quan trọng hơn nhất chính là chúng chịu tác động của trọng lực, việc phải đứng nhiều khiến việc vận chuyển máu tới tim gặp nhiều cản trở.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch theo nghiên cứu cho thấy chúng ít gây nguy hiểm tới người bệnh nhưng chúng thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên bệnh nào để lâu không điều trị kịp thời thì đều gây ra những biến chứng không mong muốn khác vậy nên bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng vậy bệnh có thể gây những biến chưng khác như viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, loét chân, hình huyết khối trong lòng tĩnh mạch,…

Hình ảnh chi dưới của người bị Suy Giãn Tĩnh Mạch!
Hình ảnh chi dưới của người bị Suy Giãn Tĩnh Mạch!

Nguyên nhân

Suy giãn tĩnh mạch nguyên nhân chính là do sự hoạt động chức năng của hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, vậy tác nhân nào đã làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động bình thường của hệ thống tĩnh mạch:

Do tuổi tác:

tuổi tác có thể là nguyên nhân hàng đâu gây suy giãn tĩnh mạch, khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, đặc biệt độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, bởi đây là độ tuổi phần lớn mọi người đều lười vận động, mà nếu có vận động thì lại rất ít làm máu không lưu thông đều được gây ứ đọng tắc nghẽn tại các tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạch.

Tính chất công việc:

tính chất công việc yêu cầu bạn phải đứng hay ngồi trong thời gian quá dài khiến khả năng mắc bệnh rất cao. Việc đứng hay ngồi quá lâu khiến máu  trong các tĩnh mạch chân bị tác nghẽn lại, làm áp lực ở các hệ thống tĩnh mạch tăng dẫn đến tổn thương các van trong lòng tĩnh mạch.

Mang thai:

phụ nữ mang thai chính là người yếu đuối nhất, theo nghiên cứu cho thấy phụ nữ đâng trong thời kỳ mang thai hoặc mang thai nhiều lần thì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn những người khác. Đồng thời trong thời kỳ mang thai cơ thể thai phụ thường có sự tăng lên về hoocmon hay nội tiết tố có sự thay đổi làm lượng máu tăng đột ngột khiến hệ thống tĩnh mạch tải không kịp dẫn đến gian tĩnh mạch. Không chỉ vậy trong thời kỳ này phụ nữ thường phải chịu thêm 1 phần sức nặng từ đứa trẻ cũng như sự tăng cân không ngừng khiến áp lực từ trọng lực đối với cơ thể lớn hơn tăng khả năng mắc bệnh suy gian tĩnh mạch.

Cân nặng:

do cơ thể phải chịu một áp lức lớn đến từ trọng lực của trái đất nên việc bạn đang có chỉ số cân nặng khá cao thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi vậy hãy cố giữ cân nặng của bạn luôn ở mức ổn định nhất.

Thói quen sinh hoạt:

đối với phụ nữ thời trang luôn là mối quan tâm hàng đầu nên việc ngày ngày phải mặc lên một chiếc quầy bó hay mang lấy một đôi giày cao gót đã trở thành thói quên, tuy nhiên việc mặc đồ bó thường xuyên như vậy sẽ làm tăng khả năng bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch đồng thời nếu bệnh nhân đang trạng đã mắc bệnh suy giãn tính mạch rồi thì thói quen này sẽ khiến bệnh của bạn ngày một trầm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh phát triển theo từng giai đoạn, và sẽ không có gì đáng lo ngại nếu những triệu chứng này không gây ra những biến chứng sau này:

Giai đoạn 1:

trong giai đoạn này bệnh sẽ không biểu hiện rõ ràng, bạn chỉ có thể cảm nhận nhiều nhất là những triệu chứng ngứa ngày thông thường, những cơn đau nhức tay chân, cảm giác cơ thể nặng nề khó kiểm soát hay có vài triệu chứng khác như ngồi quá lâu khiến chân có cảm giác tê bì, cảm giác kiến bò hoặc châm chích ở tay chân,… .

Giai đoạn 2:

có lẽ giai đoạn này nếu bạn để ý cơ thể mình thì sẽ thấy được sự thay đổi của cơ thể, cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng bị phù chân tay, điểm dễ dàng nhận biết nhất chính là mắt cá chân bị phù khá rõ ràng, kèm theo đó là bạn có thể nhìn thấy được các mạch máu màu đỏ, tím, xanh dưới da. Có những trường hợp những mạch máu này nổi hẳn lên kèm theo tình trạng da bắt đầu sậm màu hơn ảnh hưởng không tốt về mặt thẩm mĩ. Tuy nhiên còn điều đáng chú ý hơn chính là bạn dùng tay ấn lên phần bị phù sẽ xuất hiện vết lõm do ngón tay để lại trên da.

Giai đoạn 3:

các mạch máu bắt đầu lộ rõ hơn, các đường ngoằn ngoèo của mạch máu ngày cành nhiều, có khi chúng tụ thành một chùm lộ rõ trên bề mặt da, không chỉ vậy chúng còn hình thành các vết loét và ngày một lan rộng, vết loét này xen lẫn vết loét kia, da đen sạm sưng phù. Vào giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm nhận được sự đau nhức nhiều hơn, xuất hiện tình trạng khó thở, mất vận động,… .

Hậu quả

Người dân Việt Nam có tính ngại đi khám bệnh, chủ quan nên nhiều người thường không đi thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, chỉ khi để bệnh phát triển mạnh thành một biến chứng khó chữa hơn mới cuống cuồng tìm cách điều trị. Theo thống kê có  tới 77,6% bệnh nhân không biết rằng bản thân đang mắc bệnh và không có kiến thức phòng và điều trị bệnh như thế nào. Không chỉ vậy một phần lớn bệnh nhân đã tự tìm các điều trị và phương pháp điều trị của họ đang không đúng dẫn đến những hậu quả khó lường có thể dẫn đế tử vong.

Bệnh nào rồi cũng có những biến chứng bởi vậy suy giãn tĩnh mạch cũng vậy ban đầu thì chúng chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ chút thôi nhưng để lâu không điều trị bệnh sẽ xuất hiện biến chứng đáng lo ngại hơn như sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch (huyết khối), các cục máu đông này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc có thể chúng sẽ di chuyển tới vị trí bất kỳ nào của cơ thể và gây tắc mạch máu chỗ đó, đặc biệt việc tắc mạch máu ở phổi có thể gây suy hô hấp và ảnh hưởng lớn tới tính mạng người bệnh. Không chỉ huyết khối mà biến chứng khác của bệnh còn có thể là xuất huyết do tĩnh mạch đã dãn quá mức thành mạch quá mỏng không thể chống đỡ được áp lực từ dòng chảy của máu, hoặc cũng có thể là do chấn thương hay va chạm nhẹ nào đó của môi trường bên ngoài mà thành mạch có thể dễ dàng bị vỡ ra gây xuất huyết, bầm tìm.

Suy giãn tĩnh mạch nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến hoại tử chi dưới!
Suy giãn tĩnh mạch nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến hoại tử chi dưới!

Phương hướng điều trị

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch có 3 cách điều trị và tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ hướng bạn dùng cách nào cho phù hợp:

Phương pháp dùng thuốc:

Đối với trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn bệnh nhẹ dễ dàng điều trị thì việc sử dụng thuốc được đề cao hàng đầu với các dạng uống hoặc bôi. Những thuốc này có tác dụng phá vỡ những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch (huyết khối), làm giảm sưng đau, phòng người viêm loét trên da, đồng thời cung cấp lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể…. Đi chung với phương pháp dùng thuốc thì bệnh nhân sẽ phải kèm theo băng thun hoặc tất để tạo áp lực lên các tĩnh mạch ngăn chúng không bị phình to ra cũng như giúp cho việc vận chuyển máu về tim được dễ dàng hơn. Khi bạn sử dụng tất dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch thì cần chú ý phải đeo 24/24 ngay cả khi bạn đi, đứng hay ngồi, tuy nhiên “không” được đeo tất khi đi ngủ, nếu có thể hãy luôn để chân cao để giúp quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn. Để quá trình điều trị được tốt hơn hãy hỏi kỹ bác sĩ về cách sử dụng tránh sử dụng không đúng cách sẽ gây phản tác dụng. Xem thêm Nano Rutin hỗ trợ điều trị Suy giãn tĩnh mạch, tắc mạch chi hiệu quả!

Phương pháp chích xơ tĩnh mạch:

Việc sử dụng phương pháp này khá đơn giản, bác sĩ sẽ tiêm vào lòng tĩnh mạch của bạn một chất có tác dụng làm xơ hóa lớp trong tĩnh mạch bị viêm, sau 1 đó chúng dính lại với nhau, dòng máu bắt đầu đổi hướng chảy ngược trong các tĩnh mạch khi đó các tĩnh mạch sẽ dần bị loại bỏ hình thành các mạch tĩnh mạch mới. Đây là một phương pháp điều trị đơn giản, thời gian điều trị ngắn và ít tốn kém hơn các phương pháp điều trị khác và nó có thể thực hiện ở ngay phòng tiểu phẫu. Điều đáng chú ý ở phương pháp điều trị này là hiệu quả mà nó mang lại sau điều trị, nó giảm tới 85% các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, đồng thời sau điều trị các tĩnh mạch sẽ teo nhỏ thành các “sợi chỉ nâu” dưới da nhưng đừng lo lắng trong khoảng vài ba tháng thì những “sợi chỉ nâu” này sẽ mờ dần và tan biến trả lại làn da ban đầu cho người bệnh. Sau khi được chích xơ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải quấn băng thun trong khoảng 48 giờ và sau đó tiếp tục đeo tất dùng trong điều trị suy gian tĩnh mạch trong 1 tuần nhằm giúp cho lòng tĩnh mạch bị viêm do tiêm xơ sẽ dính vào nhau, ngăn dòng chảy của máu đi qua. Tuy nhiên phương pháp này nói qua thì khá đơn giản và dễ dàng nhưng đó chỉ đối với những tĩnh mạch khá to khoảng 2 mm, còn đối với những tĩnh mạch có bán kính nhỏ hơn 1mm thì đây sẽ là một bài toán khó đối với các bác sĩ, yêu cầu cần có trình độ, mức độ khéo léo của các bác sĩ bởi nếu chất này không may bị tiêm ra ngoài tĩnh mạch thì chúng sẽ gây ra hoại tử da và mô dưới da tùy vào mức độ liều lượng thuốc khác nhau mà có mức độ hoại tử khác nhau. Bởi vậy hãy tìm hiểu kỹ, tới những nơi uy tín để khám và điều trị bệnh sao cho an toàn nhất.

Phương hướng laser nội tĩnh mạch:

Đây là phương pháp sử dụng đến laser để loại bỏ đi các tĩnh mạch bị bệnh từ bên trong. Để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả bệnh nhân cần được đưa đi siêu âm nhằm xác định vị trí các tĩnh mạch đang bị suy giãn tĩnh mạch, sau đó bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, theo hướng dẫn của máy siêu âm mà đưa vào tĩnh mạch một sọi dây dẫn có kích thước rất nhỏ cuối cùng kích hoạt máy laser để đưa vào dây dẫn một năng lượng laser có tác dụng phá hủy các tĩnh mạch bị suy giãn ngay từ bên trong. Thời gian điều trị chỉ khoảng 45 phút, đặc biệt không để lại sẹo, không gây đau đớn, sau điều trị bệnh nhân có thể ra về và sinh hoạt, hoạt động bình thường. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho các trường hợp bệnh nhân đang bị suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ 2 trở đi, đặc biệt không sử dụng cách này với phụ nữ mang thai, người không có khả năng di chuyển, đi lại và bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Phòng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy việc đầu tiên trong phòng bệnh là thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quên sinh hoạt hàng ngày của cơ thể. Cần cung cấp cho cơ thể nhiều rau củ quả, chất xơ hơn đặc biệt phải cung cấp đủ vitamin, hoặc bạn có thể sắm ngay một hộp vitamin tổng hợp về nhà mỗi ngày uống một viên không chỉ giúp cho việc phòng suy giãn tĩnh mạch mà còn có tác dụng trong phòng nhiều bệnh khác. Tránh việc phải đi lại quá nhiều, ngồi hay đứng quá lâu đặc biệt đối với nhân viên văn phòng và học sinh sinh viên thời gian ngồi ở văn phòng trường học quá lâu cần tranh thủ thời gian nghỉ giải lao để vận động chân một chút như co duỗi các ngón tay, gập duỗi cổ chân, nhón gót, động tác trườn,…  để máu có thể lưu thông tốt hơn. Thời gian rảnh hãy lên mạng xem vài video hướng dẫn vận động để phòng việc suy giãn tĩnh mạch để áp dụng.

Việc đi bộ được coi như là cách vận động khá tốt , tuy nhiên trong việc phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch thì không khả quan lắm và đặc biệt nếu việc đi bộ không đúng cách có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Không cần đi bộ quá nhiều, quá xa, đi bộ phải nhanh tránh đi liên tục, phải có thời gian nghỉ, khi có thể thì hãy gác chân cao để máu dễ dàng vận chuyển tới tim hơn.