Tai ngoài là gì?

Tụ máu vành tai là sự tích tụ máu hoặc thanh huyết giữa sụn và màng sụn vành tai.

Thường gặp do chấn thương va chạm vào vành tai.

Triệu chứng bệnh tai ngoài

Đau ít, chỉ hơi ngứa hoặc có cảm giác vướng mắc ở vành tai.

Khám thấy ở vành tai có một khối: mềm, nhẵn, căng mọng, màu đỏ tím, vị trí thường gặp ở mặt trước 1/3 trên của vành tai.

Chọc dò có máu loãng hoặc thanh huyết màu vàng chanh.

Bệnh tai ngoài!
Bệnh tai ngoài!

Tiến triển và biến chứng

Nếu khối nhỏ có thể tự tiêu sau 1 -2 tuần.

Nếu khối lớn hoặc nhiễm khuẩn, làm mủ dẫn đến viêm màng sụn và sụn vành tai, gây xơ, sẹo co rúm, biến dạng vành tai.

Điều trị bệnh tai ngoài

Khi mới bị: chườm lạnh, lý liệu hồng ngoại.

Nếu không kết quả hoặc bị đã lâu: phẫu thuật rạch rộng, nạo sạch rồi băng ép.

Nhọt ống tai

Nhọt ống tai ngoài là gì:

Nhọt ống tai là sự nhiễm khuẩn ở nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ở ống tai.

Triệu chứng nhọt ống tai:

Triệu chứng cơ năng và toàn thân

Đau tai: là triệu chứng đầu tiên và nỗi bật, đau ngày càng tăng, dữ dội, đau nhiều về ban đêm, đau tăng khi nhai, ngáp, cử động đầu.

Nếu nhọt to gây ù tai, nghe kém, cảm giác nặng đầy trong tai.

Triệu chứng thực thể:

Khi nhọt còn non: thấy một nốt sưng bằng đầu tăm, màu đỏ hồng, chạm vào rất đau.

Khi đã hóa mủ: ranh giới xung quanh không rõ rệt, ống tai phù nề, trên đầu nhọt có một chấm trắng.

Khi nhọt đã vỡ: có thể nhìn thấy lỗ vỡ tự nhiên, ống tai có mủ.

Khi khám kéo vành tai hoặc ấn nắp tai bệnh nhân đau.

Điều trị

Khi nhọt còn non (chưa hóa mủ)

Chấm cồn iod 1%.

Lý liêu hồng ngoại.

Giảm đau hạ sốt.

Kháng sinh tiêm hoặc uống.

Khi nhọt đã chín

Nếu chưa vỡ: chích tháo mủ, đặt bấc thấm cồn Boric 3% hoặc dung dịch kháng sinh.

Dùng kháng sinh toàn thân.

Dị vật ống tai

Nguyên nhân

Trẻ em: có thể gặp khi chơi đùa nhét vào tai như hòn sỏi, viêm bi, hạt đậu…

Người lớn: mảnh kim khí, hạt thóc bắn vào tai hoặc một số côn trùng như vắt, ve, đỉa, gián chui vào tai.

Triệu chứng

Dị vật không cử động

Nếu dị vật nhỏ thường không gây biểu hiện gì.

Nếu dị vật to gây bít tắc ống tai, cảm giác nặng đầy trong tai, ù tai, nghe kém.

Khám tai xác định được vị trí, kích thước, hình dạng và bản chất của dị vật.

Dị vật cử động

Dị vật dãy dụa tạo nên những tiếng bùng nhùng trong tai, dị vật chạm vào màng tai gây đau nhói dữ dội.

Ù tai, nghe kém.

Khám: thấy vị trí, kích thước, bản chất dị vật.

Xử trí

Dị vật không cử động

Bơm nước ấm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đẩy dị vật ra.

Nếu dị vật là mảnh kim loại nhỏ có thể dùng nam châm hút ra.

Lấy dị vật bằng dụng cụ là phương pháp tốt nhất: soi tai và dùng nha khuỵu, móc tù lấy dị vật ra. Nếu ống tai phù nền dùng bấc thấm adrenalin đặt để 5 phút sau lấy dị vật ra.

Đối với dị vật cử động

Để bệnh nhân nằm nghiêng, hướng tai có dị vật lên trên, rót đầy nước ấm vào tai để dị vật tự ra hoặc bị chết rồi lấy ra.

Có thể nhỏ một trong các dung dịch như este, clorofoc, cồn 700 để 5 phút sau dị vật tự ra hoặc bị chết rồi lấy ra.