Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ.

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu đột ngột, kéo dài không quá 14 ngày (thường  dưới 7 ngày) phân thường lỏng, toé nước.

Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày phân trở về bình thường. Nếu sau 2 ngày mà trẻ bị tiêu chảy lại thì tính vào đợt tiêu chảy mới.

Nguyên nhân tiêu chảy cấp

1. Tác nhân gây bệnh

Virus:

+ Rotavius là tác nhân chính và hàng đầu gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi.

+ Các virus khác: adenovirus, Norwalk virus…

Vi khuẩn

+ Vi khuẩn đường ruột E. Coli

+ Trực khuẩn Lỵ

+ Phẩy khuẩn Tả

+ Thương hàn

Ký sinh trùng

Amip, Giardia lamblia…..

2. Các yếu tố thuận lợi

– Tuổi: Hầu hết các đợt tiêu chảy xảy ra trong vòng 2 năm đầu. Vì lứa tuổi này trẻ hết kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang cho, tập ăn sam và khi trẻ biết bò thì tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

Bệnh Tiêu chảy cấp, Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị?
Bệnh Tiêu chảy cấp, Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị?

– Trẻ bị suy dinh duỡng.

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch: sau khi bị sởi, thủy đậu, AIDS…

– Tính chất mùa:

+ Tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa nóng.

+ Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông

– Do ăn uống không hợp vệ sinh.

Triệu chứng lâm sàng tiêu chảy cấp

1. Triệu chứng tiêu hóa.

1.1. Tiêu chảy: xảy ra đột ngột

Phân lỏng, nhiều nước, nhiều lần 10-15 lần/ ngày. Mùi chua hoặc thối. Phân có thể lầy nhầy, trong trường hợp do lỵ phân có thể lẫn máu.

1.2. Nôn

Thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp nhiễm Rotavirus hoặc nhiễm tụ cầu. Nôn nhiều lần trong ngày làm cho trẻ mất nước và điện giải.

1.3. Biếng ăn

2. Triệu chứng mất nước.

Toàn trạng: Trẻ tỉnh táo hoàn toàn là chưa có dấu hiệu mất nước, vật vã quấy khóc khi có biểu hiện mất nước. Trẻ mệt lả li bì là khi bị mất nước nặng.

Khát:

+ Trẻ uống bình thường là không có biểu hiện mất nước

+ Trẻ khát nước: uống háo hức là có mất nước.

+ Trẻ không thể uống được hoặc uống kém là mất nước nặng.

Mắt: Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng tuỳ theo mức độ mất nước.

Nước mắt: Nếu trẻ khóc to mà không có nước mắt chứng tỏ trẻ bị mất nước.

Miệng và lưỡi khô nếu trẻ bị mất nước.

Độ chun giãn da sẽ giảm khi trẻ mất nước, biểu hịên bằng nếp véo da mất chậm ( > 2 giây).

Thóp trước lõm nếu trẻ có biểu hiện mất nước.

Chân tay bình thường sẽ ấm và khô. Khi mất nước sẽ lạnh và ẩm.

Mạch: Mạch nhanh và yếu khi trẻ bị mất nước nặng.

Thở nhanh khi trẻ bị mất nước nặng.

Triệu chứng cận lâm sàng tiêu chảy cấp

1. Điện giải đồ: xác định tình trạng rối loạn địên giải.

2. Soi phân: tìm hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn gây bệnh.

3. Cấy phân: thường ít có giá trị trong chẩn đoán và điều trị vì kết quả muộn.

Chẩn đoán mức độ mất nước tiêu chảy cấp

Trước một bệnh nhi tiêu chảy việc chẩn đoán mức độ mất nước cần đặt ra trước hết. Đánh giá triệu chứng lâm sàng là bước đầu tiên quan trọng quyết điịnh việc tiến hành bù nước.

Bảng: Đánh giá tình trạng mất nước của bệnh nhân tiêu chảy cấp

(theo Tổ chức Y tế Thế giới)

Dấu hiệuMất nước
mức độ A
Mất nước
mức độ B
Mất nước
mức độ C
Nhìn * Toàn trạng Mắt Nước mắt Miệng lưỡi * Khát  Tỉnh táo* Bình thường Có ướt Không khát, uống bình thường*  Vật vã,kích thích* Trũng Không có nước mắt Khô Khát, uống háo hức*  Li bì, hôn mê* Rất trũng Không có nước mắt Rất khô Uống kém hoặc không uống được*
* Sờ Véo da*Nếp véo da mất nhanh*Nếp véo da mất chậm < 2 s* Nếp véo da mất rất chậm trên 2 s
Chẩn đoán Bệnh nhi không có dấu hiệu mất nướcNếu có hai dấu hiệu trở lên trong đó ít nhất 1 dấu hiệu là dấu hiệu * là mất nước nhẹ hoặc trung bìnhNếu có hai dấu hiệu trở lên trong đó ít nhất 1 dấu hiệu là dấu hiệu * là mất nước nặng
Phác đồ điều trịPhác đồ A Phác đồ B Phác đồ C

Dấu * là những dấu hiệu quan trọng.

Điều trị tiêu chảy cấp

1. Bồi phụ nước và điện giải

1.1. Khi chưa có dấu hiệu mất nước

Phác đồ A: Điều trị tại nhà

Cho trẻ uống nhiều hơn bình thuờng các dung dịch Oresol, Hydrit, nuớc cháo muối, nước gạo rang.

1.2. Khi trẻ mất nước nhẹ và vừa:

Phác đồ B: Điều trị tại các cơ sở y tế

Bù nước và điện giải bằng đường uống trong vòng 4 giờ, số lượng cho uống dựa theo cân nặng hoặc theo tuổi. Sau 4 giờ đánh giá lại mức độ mất nước.

TuổiCânSố lương ml dịch uống trong vòng 4giờ
4 tháng5 kg200- 400
4-11 tháng5-7,9 kg400- 600
12-23 tháng10,9 kg600-800
2-4 tuổi11-15,9kg800-1200
5-14 tuổi16-29,9kg1200-2200
15 tuổi30kg2200-4000

Trẻ dưới 2 tuổi chia từng thìa , trẻ lớn hơn có thể cho uống bằng cốc.

Nếu trẻ nôn đợi 10 phút rồi cho trẻ uống tiếp nhưng uống chậm hơn.

Nếu mi mắt trẻ nề thì ngừng cho trẻ uống oresol, cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ. Khi hết dấu hiệu này tiếp tục cho trẻ uống.

1.3. Điều trị bệnh nhân mất nước nặng

Phác đồ C:

+ Bù dịch bằng đường tĩnh mạch

+ Nếu không có khả năng truyền dịch ngay trong 30 phút cần chọn cách khác bằng đường ống thông dạ dày.

Dung dịch truyền: Ringer lactate là tốt nhất, nếu không có thể dùng nước muối sinh lý.

Số lượng dịch truyền: phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhi.

Đánh giá lại bệnh nhân theo phác đồ điều trị.

2. Dinh dưỡng bệnh nhân

Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Không nhịn ăn, kiêng khem.

3. Điều trị nhiễm khuẩn

4. Không dùng các thuốc chống nôn cầm ỉa

5. Điều trị một số triệu chứng khác: co giật hoặc trướng bụng.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

2. Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam

3. Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống

4. Rửa tay sạch bằng xà phòng

5. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy

6. Tiêm chủng đầy đủ.