Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về ống tiêu hóa. Khi khuẩn Hp ở trạng thái hoạt động sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng, nếu không tìm ra phương hướng điều trị kịp thời thì khuẩn Hp sẽ ăn sâu vào vùng niêm mạc dạ dày gây nên các bệnh nguy hiểm hơn như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống cộng sinh trong lớp nhầy trên niêm mạc dạ dày. Theo thống kê hiện nay đến 70% dân số bị nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI, nhưng không phải ai cũng phải điều trị, chỉ khi xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua,… thì bệnh nhân mới nên tìm bác sĩ để xin lời khuyên và phương hướng điều trị.
Đặc điểm của khuẩn Hp:
Khi bệnh nhân đã nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI mà không thấy xuất hiện các triệu chứng gì về dạ dày thì không cần lo ngại gì nhiều, bởi vào thời điểm này khuẩn HELICOBACTER PYLORI giống như một vi khuẩn cộng sinh trong dạ dày. Điều đáng mừng là vào giai đoạn này khuẩn HELICOBACTER PYLORI không những không gây hại mà còn đem lại lợi ích cho vật chủ, ví như kiềm hãm sự phát triển của một số bệnh nhiễm trùng đường ruột vì khuẩn HELICOBACTER PYLORI tiết ra một số chất kiềm hãm sự phát triển của các vi khuẩn khác. Xem thêm: Đơn thuốc chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày!
Nhưng sẽ đáng lo ngại nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu trứng như vùng bụng đau âm ỉ khi bị đói hay sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 3 giờ đồng hồ, xuất hiện tình trạng chán ăn, đầy bụng, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, … thì hãy tìm bệnh nhân nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn và phương pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt khuẩn HELICOBACTER PYLORI sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân cứ chần chừ không điều trị, bởi nó sẽ bắt đầu tiến sâu vào niêm mạc dạ dày tạo nên các vết loét gây viêm dạ dày, càng để lâu thì sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày tệ hơn nữa là ung thư dạ dày đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán khuẩn Hp:
Hiện nay số người nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI rất nhiều nên phương pháp chẩn đoán cũng rất đa dạng nhưng nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến nhất. Nội soi dạ dày không những giúp bệnh nhân biết được tình trạng nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI mà còn giúp tìm ra được những vị trí, kích thước, và mức độ tổn thương ở dạ dày từ đó tìm ra được phương hướng điều trị tốt nhất.
Vi khuẩn Hp lây qua đường nào:
Khuẩn HELICOBACTER PYLORI lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường:
Lây nhiễm qua đường miệng với miệng:
Vi khuẩn HELICOBACTER PYLORI chủ yếu sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc, tuy nhiên theo tìm hiểu của các bác sĩ thì khuẩn HELICOBACTER PYLORI còn tìm thấy trong nước bọt và cao răng của người nhiễm khuẩn vì vậy nên việc lây nhiễm qua con đường ăn uống, sinh hoạt là rất có thể xảy ra.
Lây nhiễm qua đường dạ dày với dạ dày:
khi bạn đi khám nội soi dạ dày để biết mình có khuẩn HELICOBACTER PYLORI trong dạ dày hay không cũng là một trong nhưng nguyên nhân lây nhiễm, bởi dụng cụ nội soi là dùng chung nên nếu việc vệ sinh không sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI từ người khác.
Lây nhiễm qua đường phân với miệng:
khuẩn HELICOBACTER PYLORI còn có trong phân của người bệnh, nên khuẩn HELICOBACTER PYLORI có thể được truyền qua từ các vật chủ trung gian khác, hay do việc rửa tay không sạch sau mỗi lần đi vệ sinh cũng là nguyên nhân làm lây nhiễm khuản HELICOBACTER PYLORI.
Phòng nhiễm khuẩn Hp:
Hiện nay số người nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI rất phổ biến nên việc phòng tránh cũng rất quan trọng:
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng.
- Không bón cơm cho trẻ bằng hình thức nhai, đút, mớm.
- Cẩn thận trong việc dùng chung dụng cụ ăn uống ở các quán ăn không đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế dùng các món ăn tươi sống như nộm, gỏi, bánh tráng cuốn, …
- Tiêu diệt các côn trùng, lau sạch chén bát trước khi ăn hay nhúng qua nước sôi trước khi sử dụng.
Điều trị vi khuẩn Hp:
Để điều trị cần phải kết hợp sử dụng 2 loại kháng sinh cùng 1 loại thuốc khác để giảm tiết axit dạ dày, tuy nhiên hiện nay tình trạng kháng thuốc đã trở nên phổ biến hơn và đòi hỏi thầy thuốc phải tìm ra thêm những loại thuốc đặc hiệu với khuẩn HELICOBACTER PYLORI để điều trị bệnh.
Không chỉ dừng lại với việc dùng thuốc, bệnh nhân còn phải thay đổi lối sống để giảm bớt tác động xấu tới dạ dày:
- Ăn cơm đúng giờ, tránh tình trạng ăn quá no hay để bụng quá đói.
- Không ăn các thực phẩm quá chua hay quá cay nóng.
- Tránh sử dụng các đồ uống có cồn, có cafein.
- Tránh để bản thân bị stress.
- Thay đổi chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, đúng giờ hơn.
Xem thêm: Bệnh gan, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị!