Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp nhất vào mùa đông, đặc biệt là trẻ em. Bệnh bắt đầu bằng tình trạng niêm mạc họng bị viêm cấp tính, dần phát triển thành viêm họng mạn tính và tệ hơn là biến chứng bệnh thấp tim.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng cấp chủ yếu là do nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng do virus: Adenovirus đây là một trong những virus nguy hiểm, chúng có thể tấn công vào các tế bào họng gây sưng hạch cổ, họng gây đau đớn, tuy nhiên không gây đỏ.
  • Virus cúm: biểu hiện điển hình thường thấy là sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân.
  • Epstein-Barr virus: có thể thấy sưng hạch, viêm amidan gây mủ.
  • Herpes simplex virus:  gây các vết loét trong khoang miệng.
  • Virus sởi.
  • Các loại virus khác: rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm.
  • Viêm họng do vi khuẩn:
  • Liên cầu khuẩn (Streptococcus): thường gặp nhất là liên cầu nhóm A. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng nguy hiểm sau này như thấp tim, gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này.
  • Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): gặp ở trẻ em, là nhóm vi khuẩn phổ biến trước đây, gây viêm họng rất nguy hiểm  vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trước đây bệnh khá phổ biến, tuy nhiên sau này nhờ có vacxin mà bệnh có thể dễ dàng bị đẩy lùi, bởi vậy hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin nếu trẻ chưa được tiêm.
  • Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu..
  • Viêm họng cấp do nguyên nhân khác: sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên chất kích thích, chất có cồn, tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, không khí ô nhiễm, hay tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi ợ chua về lâu dài cũng ảnh hưởng tới họng.
Viêm họng cấp!
Viêm họng cấp!

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp như:

  • Sốt cao 39 đến 40֯C.
  • Bệnh nhân bị đau họng, rát họng, nóng họng.
  • Người bệnh sẽ thấy họng khô nóng, dần phát triển thành cảm giác đau rát, đau tăng lên khi nuốt, khi nói, ho.
  • Xuất hiện các biểu hiện vủa bệnh sổ mũi thông thường như: tắc, nghẹt mũi, sụt sịt, chảy nước mũi, khàn giọng.
  • Ho khan, ho kéo dài, ho kéo dài thể xuất hiện đờm mủ xanh, vàng.
  • Amidan bị viêm to, trên bề mặt amidan có chất nhầy trong, hạch cổ bị sưng.
  • Viêm họng cấp thường kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể phát triển mạnh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Phương hướng điều trị

Điều trị viêm họng do virus: chủ yếu điều trị triệu chứng kèm theo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không  cần dùng kháng sinh để điều trị, có thể sử dụng các thuốc:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen,… .
  • Thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: Tyrothricin (viên ngậm), các viên ngậm thảo dược,

Điều trị viêm họng do vi khuẩn:

Khác với điều trị viêm họng do virus, điều trị viêm họng do vi khuẩn phức tạp hơn, người bệnh cần điều trị triệu chứng kèm theo dùng thêm 1 số thuốc kháng sinh như cephalosporin thế hệ 1,2 (cephalexin, cefuroxime..), nhóm penicillin, nhóm betalactam (ampicillin, amoxicillin),… .

Đối với người lớn thì viêm họng không phải quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu viêm họng ở trẻ nhỏ thì cần phải chú ý nhiều hơn bởi nó đặc biệt phức tạp kèm theo các biến chứng nguy hiểm, không cẩn thận có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, cần chú ý hơn khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn bạch hầu.

Nếu trẻ xuất hiện 1 trong những dấu hiệu này thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện:

  • Suy hô hấp: biểu hiện khó thở, mặt tím tái, thở nhanh, thở gấp, co kéo các cơ hô hấp
  • Sốt cao 39 – 40֯C, sốt có xu hướng kéo dài.
  • Ho nhiều, ho có kèm theo máu.

Cần lưu ý các thuốc trẻ đang sử dụng tránh dùng thiếu liều hay quá liều gây sốc, ngộ độc thuốc cho trẻ. Đồng thời đưa trẻ đi tiêm vacxin định kỳ nhằm phòng tránh được các bệnh nguy hiểm khác xảy đến với trẻ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý: tập thể dục thể thao hàng ngày (30 phút/ngày), vệ sinh răng miệng thường xuyên,… .
  • Chế độ ăn uống: bữa cơm nhiều màu sắc hơn nhằm cung cấp đủ vitamin và đủ chất hơn, bổ sung thêm vitamin C, tránh dùng các chất quá lạnh hay quá nóng,… .
  • Giữ ấm cơ thể, không tiếp xúc với nước lạnh, hạn chế tắm đêm, lau khô người trước khi mặc quần áo,… .
  • Nước uống nên thay bằng nước ấm.
  • Sống xa vùng ô nhiễm, khói bụi.
  • Tránh xa mầm bệnh, tránh bị lây nhiễm từ người bệnh khác.
  • Ngưng sử dụng chất kích thích, chất có cồn như rượu, bia,… .
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm, thức uống chứa quá nhiều hóa chất.
  • Không sử dụng thuốc lá cũng như ở trong môi trường có khói thuốc.
  • Điều trị triệt để các bệnh như cảm lạnh, viêm amidan,… .