Viêm phổi là một trong những bệnh đang trở thành một bệnh phổ biến với số liệu người mắc bệnh lên tới 450 triệu người trên toàn cầu mỗi năm và trong đó có tới 4 triệu người bị tử vong, vậy nên hãy cùng tôi tìm hiểu một chút về bệnh viêm phổi để nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng tại các nhu mô phổi do virut, vi khuẩn, nấm hay các vi sinh vật khác. Bệnh có thể phát triển thành viêm ống phế quản, túi phế quản, các tiểu phế quả và có thể viêm tới các tổ chức kẽ gây khó chịu cùng mệt mỏi cho bệnh nhân.

Khi xuất hiện tình trạng viêm thì tại các túi khí sẽ bị tích tụ các dịch làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và vận chuyển oxy vào máu cũng như các mô của cơ thể.

bệnh viêm phổi
Viêm phổi

Đối tượng

Đối với những trẻ em, người lớn tuổi hay bất kỳ ai có hệ miễn dịch kém đều có nguy cơ bị viêm phổi, với tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn khi bạn đang ở trong môi trường dễ dàng tiếp xúc với dịch ho hay trong không khí có mầm bệnh. Thời tiết khô hanh, lạnh lẽo vào cuối năm cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh. Xem thêm: Ung thư vòm họng, nguyên nhân và phương thức điều trị!

Các viêm phổi thường gặp

Xem thêm

Bệnh viêm phổi kẽ:

là tình trạng bệnh xuất hiện ở những khoảng không nhất định của phổi, các khoảng không này gọi là kẽ phổi có vai trò điều hòa hoạt động hô hấp của phổi. Bệnh xuất hiện là cản trở cho quá trình hô hấp, làm oxy không đủ để cung cấp vào máu phá hỏng tổ chức hoạt động của cơ thể.

Bệnh viêm phổi thùy:

xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn ở nhu mô phổi, khi bệnh phát triển có thể gây nên xẹp thùy phổi, viêm mủ màng phổi, tràn dịch màng phổi với số lượng ít. Vào những ngày thời tiết chuyển lạnh bất thường hay những ngày đông lạnh giá thì bệnh có thể sẽ trở thành “dịch” tại các nhà trẻ, trường học, khu dân cư,… . Bệnh xuất hiện ở người có sức đề kháng kém: trẻ em bị suy dinh dưỡng, người lớn tuổi, người đang mắc bệnh ở giai đoạn mãn tính,… .

Bệnh viêm phổi cấp:

bệnh sẽ phát triển đột ngột của viêm phế quản, viêm đường hô hấp chính. Bệnh có thể khiến bạn lầm tưởng qua các dạng bệnh khác với các triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, khó thở,… .

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm phổi có thể kể đến những nguyên nhân do:

  • Thời tiết chuyển lạnh.
  • Sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm, sởi, ho có đờm,… .
  • Đường hô hấp bị tác nghẽn.
  • Hẽn xuyễn, bệnh xơ gan cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý đến.
  • Thời gian nằm giường bệnh quá lâu, do hôn mê kéo dài hay tai biến.
  • Do vi trùng Pneumococcus, virut, nấm hay vi sinh vật khác.
  • Do lồng ngực bị biến dạng.

Triệu chứng

Ho khan và ho có đờm:

tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà xuất hiện tình trạng ho khan hay ho có đờm. Thông thường nếu bị viêm phổi do vi khuẩn thì lượng đờm sẽ nhiều và đặc, còn trường hợp bị viêm phổi do virut thì lượng đờm ít hơn. Đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu thì triệu chững sẽ không rõ ràng, khó nhận biết và cơn ho có thể không có đờm mà chuyển sang tình trạng ho khan.

Sốt:

tình trạng sốt có thể là dấu hiệu của việc bắt đầu bị viêm phổi, cần theo dõi để tránh lầm tưởng qua các bệnh khác.

Run:

cơ thể xuất hiện những cơn lạnh run thậm chí “lạnh cắt da cắt thịt”. Run kèm theo sốt, đây là một báo hiệu bệnh đã chuyển nặng và lây nhiễm qua máu do virut.

Thở dốc:

do dịch tồn đọng tại các phế nang nên dẫn đến tình trạng khó thở, oxy không được cung cấp đủ, để đáp ứng đủ nhu cầu thì phải hít thở nhanh hơn dẫ đến có cảm giác hụt hơi, thở gấp, thở dốc. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến phổi kéo theo tình trạng oxy không được cung cấp đủ vào máu để đi đến các cơ quan khác.

Đau ngực:

thở dốc xuất hiện cùng ho khan, ho có đờm sẽ làm xuất hiện tình trạng đau thắt ngực, khiến bệnh nhân khó chịu. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi phổi bị nhiễm trùng, có thể sẽ còn có cảm giác đau ở tim.

Phòng và điều trị

Có nhiều các để phòng và điều trị bênh viêm phổi:

  • Điều trị:
  • Dùng kháng sinh: penixilin, sunphamit.
  • Bệnh trở nặng có thể tiêm penixilin procain: Người lớn: 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 400000 đơn vị. Tiêm ampixilin: Người lớn: 4 lần/ngày, 500mg/lần. Trẻ nhỏ tiêm liều bằng 1/2 – 1/4 lần người lớn.
  • Có thể dùng aspirin hay axetaminophen để hạ nhiệt và giảm đau.
  • Nếu xuất hiện tình trạng thở rít dùng: teophylin, ephedrin.
  • Phòng:
  • Thay đổi môi trường sống trong lành hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc lá thì nên ngưng sử dụng.
  • Ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý.

Hiện nay nhờ vào những phát minh lớn về y học nên viêm phổi còn có các vắc-xin tiêm phòng, nên tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm bởi chúng có thể thay đổi theo thời gian. Đặc biệt đối với trẻ em dưới 2 tuổi nên chắc chắc chắn rằng chúng đã được tiêm vắc-xin bởi đây là độ tuổi có sức đề kháng yếu cần chú ý.

Xem thêm: Nổi hạch dưới hàm là bệnh gì, có nguy hiểm không?