Actiso là gì?

Là dạng cây thân thảo, có lông ở thân mềm và có khía dọc, có nhiều dài cao chừng 1- 1,2m. Lá Actiso to dìa, mọc so le nhau, phiến khía sâu và có gai. Cụm hoa hình đầu và có màu tím nhạt, được bao bởi nhiều lá bắc ở gốc, có chóp nhọn. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc, thành vòng dễ tách ra khi quả chín. Hạt không có nội nhũ.

Actiso có tên tiếng anh là Cynara Scolymus L. và thuộc họ Cúc (Compositae).

Actiso
Hoa Actiso trồng ở Đà Lạt

Actiso được phân bố ở đâu?

Actiso là cây thuốc nam quý có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp mang sang trồng ở việt Nam từ những năm của thế kỷ 19. Ở Việt Nam Actiso được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Sapa, Mường Khương (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…

Bộ phận nào của cây Actiso được dùng làm thuốc?

Bộ phận được dùng làm thuốc đó chính là Lá (Folium Cynarae scolymi) và Hoa (Flos Cynarae scolym. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Theo những nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây Actiso có chứa những thành phần hóa học như:

Cụm hoa chứa protid: 3%, lipid: 0,1-0,3%, đường: 11-15,5% (gồm chủ yếu là Inulin, cần cho người bị bệnh đái đường), 82% nước. Ngoài ra còn chứa vitamin A, B1, B2, C và các chất khoáng mangan, phospho, sắt. Với 100g hoa Áctisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo.

Lá cây: Chứa một chất kết tinh là một glycosid có tên Cynarin có công thức C25H24O12.H2O, mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic. Ngoài ra trong lá của cây Actiso còn chứa tanin, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất không tan trong ether gọi là scolymosid.

Những nghiên cứu về Actiso?

Actiso đã được bộ nông nghiệp mỹ nghiên cứu về tính chất chống oxy hóa cao hơn các loại rau củ khác.

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Seattle (Mỹ) đã nghiên cứu Atiso giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch.

Nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa Chung Shan – Đài Loan đã chứng minh rằng những chất chống oxy hóa trong atiso sẽ giúp giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch và cân bằng lượng cholesterol.

Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của Atiso giúp tăng lượng bài tiết mật, làm hạ cholesterol và urê trong máu, giảm viêm nhiễm.

Tính vị, quy kinh:

Theo đông y, Actiso có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Quy kinh Can và Đởm.

Actiso có nhiều công dụng trong đông y!
Actiso có nhiều công dụng trong đông y!

Công dụng của Actiso?

Actiso có tác dụng giúp thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường giải độc, mát gan, tá hỏa, giúp tái tạo tế bào, hạ cholesterol, trị lở miệng do can nhiệt, mụn nhọt. Actiso còn hỗ trợ điều trị bệnh phù và thấp khớp, hỗ trợ chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương.

Một số bài thuốc từ Actiso:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường:

C1: Lá Atiso và hoa Atiso luộc, ăn như rau thường ngày.

C2: Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà.

C3: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò.

Hạ đường huyết:

Hoa Atiso phơi hoặc sấy khô, tán bột. Pha như trà uống hàng ngày.

Bồi bổ sức khỏe:

Dùng lá Atiso: 100g; Ý dĩ: 50g; Gan lợn: 100g. Hầm ba loại này làm thức ăn bổ dưỡng. Sử dụng khoảng 5 ngày/ lần.

Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt:

Dùng hoa atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ đem hầm nhừ. Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.

Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc:

Lấy hoa atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ đun sôi khoảng 20 phút. Ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liền 5 – 10 ngày.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.