Cây Cải bẹ là gì?

Cây Cải bẹ còn được gọi với các tên khác như Cải sen, Cải dưa, vân đài,… . Tên khoa học là Brassica campestris L., thuộc họ Cải – Brassicaceae.

Cây mọc 1 năm hay 2 năm, cao đến 1 m, thân nhẵn hay hơi có lông/ Lá có bẹ to, dài 4 – 5cm, phiến lá dài 40 – 50cm, lá phía dưới sẻ sâu, lá phía trên sẻ nông hơn. Hoa nhỏ màu trắng hoặc vàng. Qủa hình trụ dài 2 – 4cm, đường kính 5mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra. Hạt hình cầu, đường kính 1 – 2mm, vỏ màu nâu đen hoặc đỏ nâu, mặt sau có màu vàng.

Phân bố:

Đây là giống cây dễ trồng, và được trồng ở khắp các vườn rau gia đình. Vì nó là thực phẩm dễ ăn, dễ trồng và thời gian sinh trưởng cũng ngắn khoảng 90 – 100 ngày nên thường được các bà nội trợ Việt đưa về trồng ở những khuôn vườn con con bằng thùng xuống, chậu xô,… . Tá các giống: Cải Thừa Thiên (Đồng Dư), Cải bẹ Nam Định (chủ yếu dùng muối dưa), Cải tiến, Cải tàu cuốn (Cải Thiều Châu) năng suất có thể đạt 30-40 tấn/ha.

Cây Cải bẹ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Cải bẹ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Hạt (Semen Sinapis albae) của quả chín phơi hay sấy khô của cây Cải bẹ (Bạch giới tử). Ngoài ra, trong hạt cải bẹ có chứa nhiều acid béo khác nhu acid erucic, acid behenic, acid sinapic,… . Dịch chiết từ cải bẹ được sử đụng dể làm mù tạc.

Thành phần hóa học:

Cây cải bẹ có chứa tới 40 – 50% dầu, 23% protid, một số glycoside thủy phân cho 0,4% – 0,5% tinh dầu. Ngoài ra nó còn có

Tác dụng – công dụng chung của cây Cải bẹ:

Dùng trị ho đờm hàn, hen suyễn lâu ngày, khó thở, sườn ngực đau túc; đau đầu, hoặc xương khớp tê đau do hàn thấp; dùng ngoài trị mụn nhọt sưng đau.

Theo đông y:

Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Trong y học cổ truyền Phương Đông, thì hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông đàm lợi khí, an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Hạt cải, cây cải còn dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau…. 

Dùng với liều từ 3 – 9g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột làm thành viên hoàn. Thường phối hợi với các vị thuốc khác

Một số nghiên cứu khoa học về cây Cải bẹ:

Chưa có nghiên cứu nào về giống cây này.

Một số bài thuốc có cây Cải bẹ:

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già:

Hạtcải bẹ xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị cân lấy khoảng 8 – 12g/ngày, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4-5gel, ngày uống 2-3 lần.

Viêm khí quản:

Hạt cải bẹ xanh (cho đi sao), hạt cải củ (cho đi sao) 10g, thêm vào khoảng 600ml, bắc bếp sắc còn 300ml, chia làm ba lần uống trong ngày.

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già:

Hạt Cải xanh, hạt Củ cải, hạt Tía tô, mỗi vị khoảng 8-12g, cho vào sắc lấy nước uống hoặc có thể tán thành bột mịn, khi dùng thì pha với chút nước nóng rồi uống khi còn ấm, mỗi lần 4 – 5g, ngày uống 2-3 lần.

Viêm khí quản:

Hạt Cải xanh (cho vào sao) 6g + hạt Cải củ (cho vào sao), hạt Cải bẹ (cho vào sao) mỗi vị cân lấy 10g, thêm vào 600ml nước, sắc đến khi còn 300ml, chia làm ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấy:

Hạt Cải xanh tán nhỏ, sau đó thêm một lượng giấm vừa đủ, trộn đều, làm thành cao dán, đắp ngoài.

Chữa lao hạch:

Hạt cải canh nghiền thành bột + hành đã giã nát, lấy với lượng bằng nhau, đem 2 dược liệu trộn đều rồi đắp tại chỗ, mỗi ngày thay một lần.

Chữa dạ dày lạnh đau, nôn ra thức ân:

Hạt cải canh 3,5g đem đi tán thành bột, uống với rượu hâm nóng. Ngày dùng 2 lần.

Chữa đau khớp:

Hạt cải canh nghiền thành bột, cho vào một chút bột mì trộn đều, đắp vào chỗ đau đến khi có cảm giác tê là thì bỏ đi.

Thanh nhiệt, giải độc:

Vào ngày hè có thể luộc rau cải ăn hàng ngày, hoặc nấu các món ăn có chứa thực phẩm là rau cải sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc.

Lưu ý:

  • Người suy tuyến giáp thì không nên sử dụng cải bẹ xanh.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Qua lâu!