Xem thêmPhần chứa nhiều dược chất nhất và thường được dùng để làm
thuốc đó là phần rễ hoặc thân rễ, đêm phơi khô hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học của cam thảo:
Theo cá nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cam thảo có chứa
glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%. Hoạt chất thuộc nhóm sapanosid là
glycyrrhizin, thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin,
isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.
Có chứa chất Uralsaponin và Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3,
E2, F3, G2, H2, J2, K2.
Những nghiên cứu khoa học về cam thảo?
Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và
Bi Tây Bình đã báo cáo trong Trung hoa Y học tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có
tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván.
Tạp chí Y học Trung hoa 1956, 42(8):770-773) chỉ ra rằng cam thảo tác dụng như loại corticoid giúp giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp.
Năm 1956, H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.
Năm 1950, Christopher H. Costello (J.Amer Pharmaceut. ASS)
đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng nội tiết tố dục tính.
Theo đông y:
Cam thảo là vị thuốc quý trong đông y, có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng giúp giải độc, thanh nhiệt, kiện gân cốt, ức chế thần kinh trung ương và giúp giảm ho, lưu thông khí huyết, nhuận phế….
Công dụng của cam thảo?
- Giúp hỗ trợ trị ho, mất tiếng, viêm họng.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm mụn nhọt, ngộ độc.
- Giúp chống viêm, chống dị ứng, lợi tiểu, nhuận tràng.
- Hỗ trợ trị đau dạ dày, loét dạ dày, ngăn ngừa virus, vi khuẩn.
- Hỗ trợ làm đẹp da và giảm các triệu chứng giai đoạn mãn kinh.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan và hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa.
Các bài thuốc về cây cam thảo:
Trị loét dạ day tá tràng:
Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày uống 4 lần và uống
liền trong 6 tuần.
Chữa ho lao, ho lâu ngày:
Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g và ngày uống
3-4 lần.
Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ
đường huyết):
Lấy Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán thành bột. Uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Chữa mụn nhọt, ngộ độc:
Dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Trị lưng chân đau:
Châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4
– 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp
thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa,
Cam toại, Hải tảo.