Chè Vằng là gì?

Chè vằng là loài cây mọc hoang, mọc chủ yếu ở các vùng đồi núi, đây là một vị thuốc trong dân gian được các thầy lang đem về trồng tại nhà tiện cho việc thu hái, cũng như được các công ty nuôi trồng dùng làm các chế phẩm sản xuất từ cây này . Chè vằng tên khoa học là Asminum Subtripliverve – đây là loài thực vật có hoa họ Oliu (Nhài Oleaceae). Trong dân gian chè vằng còn được gọi là chè cước man, dây vắng, dây cẩm văn, cây dâm trắng, mỏ sẻ,… tùy vào từng địa phương mà cách gọi khác nhau.

Chè vàng là loài cây nhỏ, thân có bán kính khoảng 1,5 – 3 cm hoặc có thể hơn đối với cây lâu năm. Thân cây cứng, mọc theo cụm và phân thành nhiều nhánh cây cành. Hoa có màu trắng, mỗi cành có một hoa, hoa mọc ở đầu cành. Lá Chè vằng hình mũi nhọn, mọc đối nhau, lá càng lên cao càng nhỏ, trên mặt  lá nổi rõ 3 gân lá, khá giống với cây lá ngón, cần chú ý khi thu hái.

Chè vắng còn được chi làm 3 loại:

Chè vằng lá nhỏ (Vằng sẻ):

Đây được coi là loại chè tốt nhất trong 3 loại chè, bởi vậy được dùng nhiều trong chữa trị bệnh cũng như được các thầy lang dùng trong các bài thuốc. Đặc điểm của Vằng sẻ là lá nhỏ, mỏng, phơi khô vẫn có màu xanh nhạt, thơm khi đun làm nước uống, nước có màu xanh nhạt.

Chè vằng, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Chè vằng, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Chè vàng lá to (Vằng trâu):

So với Chè vằng lá nhỏ thì Chè vằng lá to có hàm lượng dược chất thấp hơn một chút, do vậy không được sử dụng nhiều trong chữa trị bệnh cũng như bốc thuốc của các thầy lang. Chè Vằng trâu có lá, thân to hơn, lá phơi khô có màu nâu, nước đun lên có màu nâu xẫm, không có mùi.

Chè vằng núi:

Đây là loại chè vằng không có tác dụng chữa trị gì trong y cổ truyền, do chúng không chứ thành phần dược chất nào có tác dụng chữa bệnh.

Phân bố:

Là giống cây dễ trồng nên Chè vằng được phân bố rộng khắp cả nước.

Bộ phận được dùng làm thuốc:

Bộ phận chứa nhiều dược chất cũng như được sử dụng nhiều trong kê thang, bốc thuốc là thân và lá chè vắng. Thân và lá sau khi hái về sẽ được rửa sạch cắt nhỏ, phơi khô, cất tủ, trường hợp muốn giữ cho chè sử dụng được lâu hơn thì nên cất vào hộp đậy kín, sử dụng bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, hoặc cũng có thể cất túi nilong chi thành từng túi nhỏ theo liều lượng sử dụng hàng ngày. Hiện nayl, nhiều công ty đã nuôi trồng theo số lượng lớn và đóng gói sản xuất bán ra thị trường dễ dàng tới tay khách hàng cũng như dễ trong việc sử dụng chúng.

Thành phần hóa học:

 Chè vằng có terpenoid, glycosid đắng, flavonoid, syringin. Nhiều hợp chất có dược tính tốt đã được biết và công nhận như betulin, axit betulinic, 3β- acetyl- oleanoic, lupeol, β-sitosterol, rutin, astragalin, iso-quercetrin, nicotiflorin, verbascosid, isoverbascosid, iso-oleoverbascosid, apiosylverbascosid, 6′-O-menthiafoloylverbascosid, Daucosterol, Dotriacontanol có trong chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume).

Nghiên cứu khoa học về Chè Vằng?                                                                                       

Chè Vằng La Văng (CVLV) và Cam Lộ (CVCL) – Quảng Trị đã được làm khô, nghiền mịn được đưa vào trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy, sử dụng ethanol nồng độ 60-800, nhiệt độ chiết 600-650C, thời gian 90 phút thu được cao chiết tổng chè vằng đạt hiệu suất đạt 29,03-30,25%, tổng lượng polyphenol đạt 17,4-19,2% cao hơn so với mẫu cao thương mại hiện trên thị trường. Mẫu phân đoạn cao chè Vằng La Văng, Cam Lộ tan trong nước, trong cồn và ethyl axetat có hoạt tính chống oxy hoá cao 12,7-158,2 μg/l, trong đó mẫu CVLV-Ethyl acetate là cao nhất với SC50 =12,7 μg/l so với các mẫu khảo nghiệm. Hầu hết các phân đoạn chiết đều có hoạt tính kháng 1-3 vi sinh vật kiểm định. Trong dung môi n-hexan và CH2Cl2 chè Vằng La Văng và Cam Lộ đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư gan Hep-G2, riêng mẫu cao chiết CVLV- CH2Cl2 có hoạt tính kháng với cả 2 dòng tế bào ung thư gan Hep_G2 và ung thư phổi LU-1. Các mẫu cao chè vằng nghiên cứu có tổng lượng polyphenol cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN9740-2013.

Theo đông y:

Theo đông y, Chè Vằng có tính mát dùng nhiều trong các trường hợp thanh nhiệt, giải độc, giải gan, giữ da dẻ mịn màng, kích thích giấc ngủ. Có tác dụng tốt với phụ nữ sau sinh, hay các trường hợp tác sữa, ít sữa, chống khuẩn, kháng viêm, giúp giảm cân hiệu quả.

Tác dụng chung của cây Chè Vằng:

Chè vắng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt mùa hè:

Có thể bạn chưa biết, người dân miền Trung trên bàn tiếp khách của họ luôn xuất hiện một ấm chè vắng, có thể là ấm nóng hay ấm lạnh uống giải khát ngày hè, hay chỉ là một ấm chè pha loãng uống thay nước lọc hàng ngày. Có thể họ chỉ uống như vậy theo thói quen và không hề biết gì về tác dụng như thế nào, họ chỉ biết ngày hè có lấy một cốc nước chè váng mát lạnh uống vào thì bao nóng nực, khó chịu đều tan biến cả. Đây cũng như là một thói quen hàng ngày của người miền Bắc với cốc nước chè xanh hay là nước lá vôi ngày hè.

Chè vằng có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân: 

Đối với phái nữ, chè vàng như một bà tiên thổi phù một cái cuốn bay đi hết mỡ thừa trên người họ vậy. Việc thay nước lọc uống hằng ngày bằng chè vắng giúp bạn duy trì được cảm giác no bụng, không cồn cào ruột gan, bên cạnh đó còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy hàng tá calo, và từ đó giúp loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Phụ nữ sau sinh muốn lấy lại được dáng người mảnh mai hồi thiếu nữ thì nên chuẩn bị lấy một ấm chè vắng trên bàn, nên để ấm để đảm bảo sức khỏe.

Chè vằng chữa mất ngủ, biếng ăn:

Trong chè vắn có chứa Glycozit, đây là chất khiến chè vắng có vị đắng, đối với người đầu uống chè vắng có thể không yêu thương gì thức uống này, nhưng uống đến dăm ba lần thì chắc sẽ nghiện vị đắng đắng chát chát nơi đầu lưỡi. Chất Glycozit này có tác dụng kích thích vị giác của người thưởng thức chúng, tăng cảm giác ngon miệng thèm ăn, khiến bữa cơm hàng ngày trở nên đặc biệt hơn hẳn. Đặc biệt uống chè vắng hàng ngày còn đem lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Chè vằng dùng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch: 

Việc uống chè vắng hàng ngày có tác dụng giảm áp lực của máu lên thành mạch, chống oxy hóa và xơ vữa động mạch, bởi vậy nó có tác dụng tốt trong chữa trị bệnh cao huyết áp, đặc biệt là cao huyết áp ở người già.

Chè vằng có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ, máu mỡ, tiểu đường:

Cũng nhờ vào công dụng giảm cân của chè vắng mà có những lợi ích kèm theo khác: hỗ trợ trong giảm tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ, máu mỡ, tiểu đường,… Uống chè vằng mỗi ngày là cách đơn giản nhất để phòng ngừa những bệnh này.

 Chè vằng có tác dụng lợi sữa, giúp phụ nữ sau sinh hồi phục nhanh:

Uống nước chè vằng ngay sau khi sinh con sẽ giúp sữa về nhanh hơn, nhiều hơn và đều hơn. Ngoài ra, chè vằng còn tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy máu huyết trong tử cung ra ngoài, tránh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục cho sản phụ.

 Chè vằng có tác dụng bảo vệ gan, phòng chống ung thư

Chất Flavonoid chính là yếu tố làm nên công dụng tuyệt vời này của chè vằng. Uống chè vằng mỗi ngày sẽ hỗ trợ đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể, chống lại sự oxy hóa tế bào, giúp bảo vệ gan không bị nhiễm độc.

Chè vằng  chữa áp xe vú:

Phụ nữ bị áp xe vú có thể dùng chè vằng bằng cách lấy lá chè vằng tươi hoặc khô giã nát với cồn 50 độ, sau đó đắp lên bầu ngực bị áp xe. Một ngày thực hiện như vậy 2 – 3 lần, đêm đắp 2 lần liên tục trong 1 tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn, không nên dừng giữ chừng.

Chè vằng chữa kinh  nguyệt không đều:

 Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc thiếu nữa tuổi dậy thì có kinh nguyệt thất thường có thể sử dụng chè vằng để ổn định lại, đồng thời hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Chè vằng chữa bệnh về răng miệng:

Có thể bạn không biết việc nhai và ngập lá chè vắng trong khoảng 30 – 1 tiếng có thể làm giảm nhanh đi các cơn đâu, cũng như giúp loại bỏ các mùi khó chịu do thức ăn còn tồn lại đâu đó trong kẽ răng mà bạn không nhìn thấy được.

Chè vằng trị mụn trứng cá, làm lành vết thương, vết rắn cắn:

Người ta dùng rễ của chè vằng ngâm đem mài với dấm thanh, đắp lên da để trị mụn trứng cá. Đối với vết thương hở hoặc vết rắn cắn bị mưng mủ, lấy lá cành chè vằng đun sôi lên, chắt nước để ấm rửa vết thương để tránh nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.

Một số bài thuốc về cây Chè Vằng:

Chữa kinh nguyệt không đều

  • 20g chè vằng khô.
  • 16g ích mẫu khô.
  • 8g ngải cứu khô.
  • 16g hy thiêm khô.

Tất cả đem rửa sạch, sắc chung, uống trong ngày.

Hỗ trợ chữa áp xe vú:

Lá chè vằng tươi giã nát dùng riêng hoặc trộn với cồn 50 độ.

Đắp vào nơi áp xe 2 – 3 lần vào ban ngày và đêm 2 lần nữa.

Bài thuốc nhuận gan:

  • 12g Chè vằng.
  • 20g nhân trần.
  • 12g chi tử.
  • 12g vỏ núc nác.
  • 12glá mua.
  • 12g rau má.
  • 12gvỏ đại.
  • 12g lá bồ cu.
  • 8g thanh bì.

Đem sắc chung, uống liên tục trong một tháng.

Lưu ý:

  • Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi.
  • Người huyết áp thấp thì không được sử dụng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ sắp sinh.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn.

Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.