Cây mía lau là gì?

Cây mía lau là dạng cây thân cỏ, sống được lâu năm, thân yếu, được trồng để lấy mật hoặc dùng để làm giải khát, ngoài ra cây mía lau cũng là một trong những vị thuốc rất cần thiết trong đông y.

Mía lau có thân mang rễ và mang các thân con mọc trên mặt đất, cây có chiều cao trung bình từ 2 đến 4 m, đường kính của nó từ 2 đến 5 cm, bao bên ngoài là 1 lớp lá dài từ 30 đến 100cm. Thân cây có đốt, giữa các đốt có chứa các mắt mọc từ các đốt cây, trong các đốt có chứa nhiều đường sacaroza. Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc có màu đỏ tím, thân đơn độc, không có cành nhánh và thân có hình trụ.

Lá của cây mía thuộc dạng lá đơn, gồm nhiều phiến lá và bẹ lá. Phiến lá có chiều dài trung bình từ 1 đến 1,5m, có 1 đường gân nổi lên ở chính giữa lá. Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt phía trên có nhiều lông nhỏ và cứng, phía mép lá có gai nhỏ. phần bẹ lá ôm rộng, ôm kín thân mía, có nhiều lông.

Mía lau có tên khoa học là Saccharum offcinarum L thuộc họ Lúa Poaceae và có những cái tên khác như Mía, Mía đường, cây mía đường, cam giá.

Cây mía lau, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây mía lau, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố Cây mía lau:

Mía lau có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ở nước ta loại cây này cũng có nhiều và tập trung chủ yếu ở các thuộc vùng núi, trung du và đồng bằng như Hoà Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, cây thường mọc trên các bờ kênh rạch, nơi đất ẩm. Hiện nay cây mía lau đang được quy hoạch và trồng theo hướng công nghiệp để đưa vào những công xưởng sản xuất.

Bộ phận dùng làm thuốc Cây mía lau:

Bộ phận thường được sử dụng là thân cây mía, vì trong thân cây này chứa nhiều đường sacaroza, ngoài ra trong thân còn chứa các dược chất tốt, cần thiết trong việc hỗ trợ chữa bệnh.

Thành phần hóa học của Mía lau:

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần có chứa trong mía lau bao gồm những thành phần chính như:

  • Trong thân cây: Có Sacarroza 7-10%, protein 0.22%,chất béo 0.5%, ngoài ra còn có các chất men như Lacaza, tyrozinaza, oxydaza ba loại men này chỉ có trong nước mía no.
  • Trong vỏ cây mía: Có các chất béo như axit oleic, axit linolic, axit stearic và axit capronic.

Những nghiên cứu khoa học về cây mía lau:

Cây mía lau chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng cũng như thành phần chữa bệnh của chúng. Nhưng hiện nay cây mía lau đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thử nhiệm nhiều trên động vật cũng như con người.

Cây mía lau Theo đông y:

Mía lau có vị ngọt mát, tính bình, không có độc, quy vào kinh phế, tỳ, tác dụng giúp đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, tiêu phiền nhiệt.

Công dụng của Cây mía lau:

  • Giúp hỗ trợ giải phiền lao, thanh lọc gan.
  • Hỗ trợ giúp lợi tiểu, giảm nóng và giảm bứt dứt trong người.
  • Hỗ trợ làm giảm đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí quản ho đau rát họng.
  • Hỗ trợ trị tiểu ít, tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén, nôn ói phù nề, mất nước và hỗ trợ trị táo bón.
  • Giúp nhuận huyết, giải ban, mát lòng, trị nhuận phế và giúp bổ hư lao.

Một số bài thuốc về cây mía lau:

Viêm dạ dày mạn tính:

Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Chữa nứt nẻ chân:

lấy ngọn mía và bèo cái, mỗi thứ khoảng 100g giã nát, thêm vào một bát nước tiểu (trẻ em càng tốt) nấu sôi. Ðể nước ấm rồi ngâm chỗ nứt nẻ vào khoảng 30 phút

Đại tiện táo bón:

Nước mía, mật ong mỗi thứ một ly, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi bụng trống.

Viêm da:

Vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi.

Chữa chín mé:

Lấy lõi trắng ở ngọn cây mía giã nát trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp và băng lại.

Chữa ngộ độc:

Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 – 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống.

Lưu ý sử dụng Cây mía lau:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn.