Cỏ ngũ sắc là gì?

Cỏ ngũ sắc là dạng cây cỏ, thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30-50cm. Thân cây có màu lục hoặc tím đỏ, có lông mềm bao quanh thân cây. Lá cây mọc đối xứng nhau có hình trứng gồm 2 cạnh lá, lá có chiều dài từ 2cm đến 6cm và chiều rộng của lá từ 1 đến 3cm. Mép lá có khía răng tròn, hai bên mặt lá đều có lông và có 3 gân tỏa ra từ gốc lá, mặt trên của lá đậm hơn mặt dưới lá. Hoa của cây có màu tím hoặc màu trắng, mọc thành ngù ở đầu ngọn. Quả của cây ngũ sắc có màu đen và có 5 sống dọc nhau.

Cỏ ngũ sắc có tên khoa học là Ageratum conyzoides L thuộc họ Cúc – Asteraceae và có những cái tên dân gian khác như: Cỏ cứt lợn, bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ

Vùng phân bố Cỏ ngũ sắc

Cỏ ngũ sắc có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và được phát tán ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam loại cây này mọc hoang rất nhiều trên mọi loại địa hình và phân bố rải rác từ miền Bắc vào Miền Nam.

Củ ngũ sắc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Củ ngũ sắc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Bộ phận dùng làm thuốc

Xem thêm

Phần mà được sử dụng là phần ở trên mặt đất, không dùng rễ. Có thể dùng tươi hoặc có thể phơi khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học Cỏ ngũ sắc

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần hóa học có chứa trong cỏ ngũ sắc bao gồm những thành phần chính như: Tinh dầu 0,7 – 2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.

Những nghiên cứu khoa học về Cỏ ngũ sắc

Theo sách Quảng Đông trung dược nói dùng cỏ ngũ sắc để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.

Nghiên cứu của các nhà khoa học người Nigeria đã chỉ ra rằng cắn dịch chiết ether dầu hỏa của toàn cây ngũ sắc có tác dụng tốt hơn vaselin trong băng bó vết thương.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết toàn cây ngũ sắc cũng được chứ minh gây ức chế hoạt động thần kinh cơ ở chuột bị cô lập thần kinh – cơ hoành.

Nghiên cứu về dịch chiết toàn thân của cỏ ngũ sắc có tác dụng làm giảm áp suất tâm trương mạnh hơn áp xuất tâm thu ở chuột gây mê và có tác dụng chẹn kênh canxi tương tự verapamil.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy tác dụng giúp chống viêm và giảm đau của cỏ ngũ sắc có hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cỏ ngũ sắc có thể kháng được 12 loại nấm.

Hoa Cỏ ngũ sắc
Hoa Cỏ ngũ sắc

Tính vị Cỏ ngũ sắc theo đông y

Cỏ ngũ sắc có vị hơi đắng, tính mát, quy vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.

Công dụng của Cỏ ngũ sắc

  • Hỗ trợ chữa viêm da, mẩn ngứa và giúp sát khuẩn.
  • Giúp cầm máu và giúp làm lành vết thương.
  • Hỗ trợ trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu và giúp trừ sỏi.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang và trị dị ứng mũi.
  • Hỗ trợ trị viêm họng và trị viêm đường hô hấp.
  • Dùng làm gội đầu.
  • Hỗ trợ trị giãn gân, sái xương.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa mụn nhọt, lở ngứa.

Một số bài thuốc về Cỏ ngũ sắc

Giúp trị viêm họng:

Sử dụng cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Viêm đường hô hấp:

Dùng Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Trị sỏi tiết niệu:

Dùng Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Trị Viêm xoang:

Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Ngoại thương xuất huyết:

Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương.

Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ:

Sử dụng một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh:

Sử dụng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L