Dâm Dương Hoắc là vị thuốc quý trong đông y, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt là tốt cho sức khỏe sinh lý nam. Được các thầy thuốc từ ngàn đời trước sử dụng để hỗ trợ cho nam giới nơi phòng the và được sử dụng cho hoàng thượng trị sinh lý yếu. Chính vì vậy mà Dâm Dương Hoắc được liệt kê vào những vị thuốc quý, được săn đón và sử dụng rất nhiều hiện nay. Vậy sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem Dâm Dương Hoắc có tác dụng gì và cách sử dụng chúng như nào nhé!
Nội dung chính
- Cây Dâm Dương Hoắc là gì?
- Lịch sử cây Cây Dâm Dương Hoắc?
- Đặc điểm cây Dâm Dương Hoắc?
- Phân bố, thu hái và chế biến cây thuốc Dâm Dương Hoắc?
- Thành phần hóa học của Dâm Dương Hoắc?
- Tác dụng dược lý của Dâm Dương Hoắc?
- Công dụng và liều dùng của Dâm Dương Hoắc?
- Tính vị của Dâm Dương Hoắc?
- Đối tượng sử dụng Dâm Dương Hoắc?
- Một số bài thuốc về cây Dâm Dương Hoắc?
- Lưu ý!
- Kiêng kỵ khi sử dụng Dâm Dương Hoắc?
- Một số câu hỏi thường gặp về Dâm Dương Hoắc
Cây Dâm Dương Hoắc là gì?
Dâm Dương Hoắc Hay thường được gọi với những cái tên dân gian khác như là Cương tiền (Bản Kinh), Tiên linh tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận), Tam chi cửu diệp thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong (Hồ Nam Dược Vật Chí), Dương giác phong, Tam giác liên (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên….
Ngoài ra Cây Dâm Dương còn có tên khoa học là Epimedium macranthun Mooren et Decne và thuộc họ Bạch liên gai. Và là một vị thuốc quý dạng cây thảo, hoa có màu trắng, có cuống dài, lá hình trái tim, mép lá có răng cưa chắc, mọc lan dưới mặt đất, thân cao khoảng 0,5 – 0,8m.
Lịch sử cây Cây Dâm Dương Hoắc?
Cây Dâm Dương Hoắc là loài cây thân thảo, thường mọc lan dưới mặt đất, có tác dụng rất tốt với sức khỏe nam giới. Theo như lời kể của các thầy thuốc đông y kì cựu nói rằng thì Cây Dâm Dương Hoắc có mặt trong trong nhân gian từ ngàn đời trước ở đất nước Trung quốc. Tương truyền kể rằng, vẫn như mọi ngày, ông lão chăn dê cừu, vẫn lặng lẽ đưa đàn dê của mình lên núi. Ông lão tình cờ để ý thấy những con dê của mình một ngày có thể giao phối với hàng chục con dê cái mà không mệt mỏi, ông lão chợt nghĩ rằng đó chỉ là do bản năng sinh tồn mà ông trời ban tặng cho loài dê đó thôi. Nhưng sau vài ngày đi chăn cừu cùng chúng lên núi vào rừng, ông lão đã phát hiện ra một sự thật rằng, sau khi đàn dê của ông ăn một loại cây có hoa màu trắng, lá có hình dạng trái tim thì những con dê đực trở nên hưng phấn lạ thường và có khả năng giao phối mạnh bạo với dê cái hơn mức bình thường. Ông thấy làm lạ, liền bứt một lượng về sắc lấy nước uống thì đúng thật, ông cảm thấy cơ thể của mình như khác hẳn mỗi ngày, cảm giác cơ thể khoan khoái khỏe mạnh, cường tráng hơn. Kể từ đó truyền mọi người truyền tai nhau, cây thảo dược lạ ngày nào đã được người dân ở đây sử dụng nhiều như là một phương thuốc để tăng cường sức khỏe và cải thiện đời sống chống phòng the. Vì loại lá cây này được dê ăn để tăng dâm tính, nên người dân ở đây đã đặt tên cho loài cây là Dâm dương hoắc. Sauk hi nghiên cứu thì các ngự y thường sắc Dâm dương hoắc để điều trị chứng yếu sinh lý cho hoàng thượng.
Đến ngày nay, y học đã phát triển rất hiện đại, vì nghi ngờ khả năng của dâm dương hoắc không đúng như những gì dân gian truyền lại. Chính vì vậy mà các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu. Thì đã phát hiện ra rằng Dâm dương hoắc có chứa một lượng L-Agrinine rất cao. Và đây chính là một hợp chất có tác dụng kích thích tăng trưởng hormon sinh dục nam, rất tốt cho khả năng phòng the của nam giới. Ngoài ra dâm dương hoắc còn chứa một lượng các chất giúp tăng cường dòng máu, hạ áp và hạ lipid máu như là alcaloid, flavoloids, saponosid, phytosterol, tinh dầu, acid béo, vitamin E. Những hợp chất này rất cần cho sự phát triển của cơ thể và dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng tương tự hormon sinh dục gây tăng tiết tinh dịch và tăng ham muốn khả năng tình dục, giúp hạ huyết áp, hạ lipid máu và ức chế vi khuẩn như tụ cầu….
Chính những nghiên cứu trên của các nhà khoa học, đã một lần nữa khẳng định dâm dương hoắc có tác dụng rất tốt cho khả năng sinh lý của nam giới, giúp tăng cường chuyện ấy chốn phòng the và cũng rất an toàn cho người sử dụng.
Đặc điểm cây Dâm Dương Hoắc?
Cây dâm dương hoắc theo đông y là vị thuốc quý mà rất cần chon nam giới sử dụng, là dạng cây thảo, cao chừng 0.5 đến khoảng 0.8m, có hoa màu trắng và có cuống lá rất dài.
Dâm Dương Hoắc được chia thành nhiều loài khác nhau, nhưng đặc điểm chính của loài cây này đều được sử dụng để làm thuốc và với các hình dạng dễ dàng phân biệt như:
- Dâm Dương hoắc lá bản to: Có hình dáng cây dài và cao khoảng 40cm, có thân cây nhỏ bên trong rỗng, đặc điểm dễ nhận dạng là lá mọc trên ngọn cây. Cây này mọc rất ít cành, nhiều lắm mỗi cây có khoảng 3 cành và mỗi cành chỉ mọc 3 lá. Với hình dạng chiếc lá có hình tim hoặc dạng trứng, có chiều dài khoảng 12cm và chiều rộng 10cm, đầu hơi nhọn, gốc lá hình trái tim và bên mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như những chiếc gai. Bề mặt lá mầu xanh vàng nhẵn nhụi rất bắt mắt, bên dưới mặt lá thì có màu xanh xám, với những gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên trên lá. Kích thước lá rất mỏng như giấy, nhưng mà có tính co giãn cao và Có mùi tanh, vị đắng.
- Cây Dâm Dương Hoắc có Lá Hình Tim: Với những chiếc lá hình trái tim tròn và có chiều dài khoảng 5cm, chiều rộng 6cm, đặc điểm đầu hơi nhọn và phần còn lại thì giống với lá Dâm Dương Hoắc loại to.
- Lá Dâm Dương Hoắc có hình Mác: Thì đặc điểm lá có hình trứng dài, dạng mũi tên và có chiều dài khoảng 14cm, chiều rộng khoảng 5cm. Có hình dạng đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình mũi tên và các phần còn lại thì giống như loại lá bản to, không có nhiều khác biệt lắm.
Phân bố, thu hái và chế biến cây thuốc Dâm Dương Hoắc?
Dâm Dương Hoắc thường được mọc nhiều ở miền nam Trung Quốc, hoặc một số loài có thể phân bố xa tận châu Âu. Là loại cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam loài cây này xuất hiện nhưng với số lượng không nhiều, thường có mặt tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.
Cây Dâm Dương Hoắc thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc là mùa thu, tại vì ở thời điểm này cây chứa nhiều dược chất nhất và cũng phát triển nhiều. Người ta sẽ thu hoạch, cắt lấy thân, lá, rễ, hầu như tất cả mọi bộ phận của Dâm Dương Hoắc đều sử dụng được. Sau khi thu hoạch, sẽ loại bỏ hết các tạp chất không liên quan, rồi đem đi phơi khô hoặc hong khô, đợi sản phẩm khô hết sẽ cất đi sử dụng hoặc chế biến thành những phương thuốc chữa bệnh khác.
Cây Dâm Dương Hoắc hầu như bộ phận nào cũng tốt, tuy nhiên tốt nhất vẫn là lá và rễ của nó. Vì 2 bộ phận này tập trung nhiều dược chất tốt cho người sử dụng nhất. Những chiếc lá có màu lục tro hoặc màu lục vàng và có độ cứng dòn là loại lá tốt, sẽ được chọn để làm thuốc. Còn những chiếc lá bị ẩm mốc, có màu sắc đen và nát vụn là loại xấu sẽ không được dùng làm thuốc.
Sau khi thu hoạch về thì dùng kéo cắt hết gai ở xung quanh biên của lá, sau đo cắt nhỏ như những sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là có thể dùng được. Hoặc có thể rửa sạch, xắt nhỏ, sau đó đem đi phơi khô rồi sao qua, đoạn này có thể tẩm qua một ít rượu rồi đem sao qua thì càng tốt.
Khi đã sơ chế thành sản phẩm dùng được rồi thì chúng ta nên bảo quản thật cẩn thận, để có thể sử dụng cho trường hợp lâu dài. Hãy đậy kín đáo, để ở một nơi khô ráo, thoáng mát. Lưu ý nên tránh những nơi ẩm ướt, và nơi có thể làm vụn vỡ hay dập nát sản phẩm.
Thành phần hóa học của Dâm Dương Hoắc?
Trong cây thuốc Dâm Dương Hoắc có chứa rất nhiều thành phần hóa học, đặc biệt cụ thể là những thành phần chính như:
- Theo Trung Dược Học thì trong cây này có chứa những chất như Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A.
- Theo Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729 chỉ ra rằng trong đó có chất Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid.
- Theo Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược vào năm 1980, 11 (10): 444 thì có thành phần Icariin, Icarisid.
- Theo cuốn Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo năm 1986, 21 (7): 436 thì bao gồm chất Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside.
- Có hợp chất Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside, do Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861) công bố.
- Bao gồm hợp chất Sagittatoside, Epimedin A, B, C do Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641) tìm ra.
- Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309).
- Và các thành phần khác như Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, Olivil, Syringaresinol-O-b-D-glucopyranoside, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Phenethyl glucoside, Blumenol C glucoside(Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991,30 (6): 2025).
Tác dụng dược lý của Dâm Dương Hoắc?
Dâm Dương Hoắc mang lại rất nhiều tác dụng cho người sử dụng, đặc biệt là với sức khỏe sinh lý của nam giới, với những tác dụng dược lý như:
- Giúp kích thích nội tiết tố nam, khi uống cao dâm dương hoắc khiến kích thích xuất tinh.
- Có tác dụng hạ Lipid huyết và đường huyết trong máu.
- Tác dụng giúp hạ áp, khi dùng dâm dương hoắc cho thỏ và chuột bị huyết áp cao do thận thì nhận thấy huyết áp giảm sau khi dùng.
- Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ
- Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn và giúp an thần.
- Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn.
- Tác dụng giúp kháng virus bại liệt các loại I, II, III và Sabin I
- Tác dụng giúp hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
- Có tác dụng giúp lợi tiểu khi dùng với số lượng ít và dùng với lượng nhiều thì chống lợi tiểu.
Công dụng và liều dùng của Dâm Dương Hoắc?
Hiện nay Dâm Dương Hoắc được xem như là phương thuốc quý, được rất nhiều người tìm mua và săn đón, bởi vì những công dụng mà nó mang lại quả thực rất là tốt, không ai có thể phủ nhận được điều đó.
Công dụng của Dâm Dương Hoắc?
Dâm Dương Hoắc mang lại những công dụng tốt cho người sử dụng như:
- Giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.
- Hỗ trợ giúp tăng cường ham muốn chuyện chăn gối của vợ chồng,
- Giúp sinh tinh dịch và hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh do tinh dịch yếu, ít tinh dịch.
- Giúp hạ huyết áp và tốt cho tim mạch.
- Hỗ trợ kích thíc hình thành xương và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
- Ngoài ra còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
- Giúp bổ Thận, tráng dương, khứ phong, trừ thấp
Cách sử dụng Dâm Dương Hoắc??
- Uống từ 4 đến 12g/ ngày. Sản phẩm có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm thành hoàn để có thể sử dụng.
- Nếu sử dụng bên ngoài có thể dùng sắc lên lấy nước rửa.
Tính vị của Dâm Dương Hoắc?
- Theo sách bản kinh thì Dâm Dương Hoắc có vị cay, tính hàn
- Theo Dược Tính Luận thì có vị ngọt tính bình.
- Theo Trấn Nam Bản Thảo thì Dâm Dương Hoắc có vị hơi cay, tính hơi ấm.
- Theo Trung dược học thì cây thuốc có vị cay, ngọt, tính ấm.
Đối tượng sử dụng Dâm Dương Hoắc?
Dâm Dương Hoắc có thể dùng được cho cả nam và nữ, vì nó rất tốt, cụ thể là những đối tượng như:
- Người bị chứng liệt dương, di tinh và tinh lạnh, không có khả năng cương cứng.
- Nam giới khó có khả năng sinh con, hiếm muộn hoặc vô sinh
- Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý, giảm khả năng về chuyện chăn gối.
- Nữ giới bị khô âm đạo, lãnh cảm, giảm ham muốn về tình dục.
- Người mắc chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và suy giảm trí nhớ.
- Người mắc bệnh huyết áp cao.
- Người già loãng xương, suy giảm hệ xương khớp.
Một số bài thuốc về cây Dâm Dương Hoắc?
Những bài thuốc dưới đây là được dân gian truyền lại, được sử dụng dựa trên kinh nghiệm mà đúc rút ra, đến ngày nay vẫn được sử dụng và vẫn cho ra những hiệu quả rất tốt.
1: Cách sắc dâm dương hoắc để uống điều trị bệnh liệt dương ở nam giới.
Chuẩn bị: Dâm dương hoắc khô 10g, sinh khương 2-3g, cam thảo 2g.
Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1 lít nước, đun cạn còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.
2: Dâm Dương Hoắc đem ngâm rượu
C1: chỉ ngâm nguyên Dâm Dương Hoắc với rượu
Chuẩn bị: Dâm dương hoắc sao vàng 1kg, rượu trắng 5 – 6 lít.
Cách ngâm: Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml (khoảng 2 chén nhỏ).
Công dụng: Uống điều độ hàng ngày sẽ giúp điều trị liệt dương, bán thân bất toại, thận dương suy kém, lưng đau, tiểu tiện nhiều hoặc tiểm đêm nhiều lần trong ngày.
C2: Ngâm Dâm Dương Hoắc với nhiều vị khác nhau.
Chuẩn bị: Dâm dương hoắc 1Kg, Sâm cau (Tiên mao) 0,5Kg, Ba kích tím loại tươi 0,5Kg, Nấm ngọc cẩu khô: 0,3Kg, Rượu trắng : 10 lít.
Cách ngâm: Ngâm trong vòng 1 tháng hoặc có thể ngâm lâu hơn, tùy sở thích. Sử dụng thì ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml (khoảng 2 chén nhỏ).
Công dụng: giúp bổ thận tráng dương, kéo dài thời gian quan hệ, tăng nội tiết tố nam.
3:Trị liệt dương tiểu nhiều lần
Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống.
4:Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại
Tiên linh tỳ 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g. Sắc uống.
5:Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, Di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh, có thể chọn các bài sau:
Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn.
Hoặc dùng ruợu cồn Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
6:Trị cao huyết áp:
Chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g, Hoàng bá 12g, Tri mẫu 12g, sắc uống.
7:Trị phong đau nhức, đau không nhất định:
Tiên linh tỳ, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm.
8:Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch:
Dùng Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô đồng. Mỗilần uống 30 viên với nước gừng.
Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn:
Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2 cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống.
Lưu ý!
Trên đây là một vài bài thuốc sử dụng với dâm dương hoắc dành cho mọi người tham khảo, còn rất nhiều bài thuốc khác có thể kết hợp với cây thuốc dâm dương hoắc để chữa bệnh, mọi người hãy tìm hiểu thêm để cùng tận dụng hết công dụng của nó.
Kiêng kỵ khi sử dụng Dâm Dương Hoắc?
- Người mắc chứng liệt dương do thấp nhiệt, có âm hư hỏa vượng không được dùng.
- Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi
- Không dùng trong trường hợp Âm hư, tướng hỏa động.
Một số câu hỏi thường gặp về Dâm Dương Hoắc
Lá Dâm Dương Hoắc có sắc nước uống được không?
Trả lời: lá Dâm Dương Hoắc hoàn toàn có thể sắc nước uống bình thường, nhưng vị hơi ngang, khó uống và đặc biệt an toàn.
Uống Dâm Dương Hoắc có bị liệt dương hay không?
Trả lời: Theo sách đông y biệt dược, uống Dâm Dương Hoắc không gây tác dụng phụ, nhưng cũng không nên lạm dụng và sử dụng trong thời gian dài.
Phụ nữ có dùng được Dâm Dương Hoắc không?
Trả lời: Phụ nữ có thể sử dụng bình thường như nam giới, vì đây là thảo dược thiên nhiên, an toàn và mang lại công dụng tốt cho cả nam và nữ.
Uống Dâm Dương Hoắc có gây ra tác dụng phụ gì không?
Trả lời: Hầu như khi uống Dâm Dương Hoắc sẽ không gây ra tác dụng phụ gì, tuy nhiên người dùng cũng không nên lạm dụng, dùng quá nhiều, dùng vượt liều quy định, mà hãy tuân thủ theo hướng dẫn hoặc chỉ định.
Mua Dâm Dương Hoắc ở đâu thì uy tín?
Trả lời: Hiện sản phẩm có bán nhiều trên thị trường quý vị có thể tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên nên chọn lựa kỹ để không mua phải rác dược liệu từ Trung Quốc đổ về.