Địa cốt bì là gì?

Địa cốt bì là rể của cây câu kỷ và là một trong những vị thuốc quý sử dụng nhiều trong đông y. Địa cốt bì có vỏ hình cuộn lòng máng hay có dạng hình ống hoặc cũng có thể hai lần hình ống.

Phần mặt ngoài của địa cốt bì có màu vàng đất hoặc cũng có màu vàng nâu, có những đường nứt ngang hoặc dọc chạy trên vỏ mặt bên ngoài và đặc biệt có lớp bần rất dễ bong. Mặt trong có có màu trắng hoặc có màu vàng xám, có chứa nhiều đường vân chạy dọc và có khi còn xót một ít gỗ cứng ở trong vỏ. Chất vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ thường lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt.

Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu.

Địa cốt có tên khoa học là Cortex lycci Sinensis thuộc Họ Solanaceae và được biết với các tên khác như là: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn gìa căn,…

Địa cốt bì, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Địa cốt bì, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Địa cốt là rễ của cây câu kỷ, cây thường mọc hoang nên thường thích nghi được với hầu hết các địa hình ở nước ta, kể cả ở những miền trung du, đồng bằng hoặc đồi núi. Cây thường có xu hướng phát triển ở những vùng đất pha lẫn cát và có ánh sáng đầy đủ.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Xem thêm

Phần được dùng là phần vỏ rễ. Sau khi đào được rễ, sẽ rửa sạch, rút bỏ lõi, cắt thành những đoạn ngắn bằng nhau, đem phơi khô là có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học có trong địa cốt bì:

Theo một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học có trong địa cốt bì bao gồm những thành phần chính như: alcaloid (Kukoamin), saponin, ox- sitosterol và nhiều chất khác.

Những nghiên cứu khoa học về địa cốt bì:

Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy địa cốt bì có tác dụng giúp hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hỗ trợ giúp kháng khuẩn, tăng co bóp tử cung và hỗ trợ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Theo các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho thấy địa cốt bì có tác dụng giúp hỗ trợ trị ho do nhiệt ở phế, hỗ trợ trị cao huyết áp, hỗ trợ trị tiểu ra máu, nôn ra máu.

Theo đông y:

Địa cốt bì có vị ngọt, tính lạnh, quy vào kinh phế, can thận, tam tiêu, tác dụng giúp thanh nhiệt, lương huyết, tác dụng giúp sinh tân, chỉ khát, hỗ trợ trị số về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không lui.

Công dụng của Địa cốt bì:

  • Giúp dụng dưỡng thận, bổ tỳ, thanh nhiệt, giải nhiệt hạ áp.
  • Hỗ trợ giúp kháng khuẩn và hạ cholesterol máu.
  • Giúp sinh tân, chỉ khát.
  • Hỗ trợ trị sốt về chiều do âm hư, sốt lâu ngày không lui.
  • Hỗ trơ làm kiện gân cốt, khỏe xương.
  • Hỗ trợ tốt cho bệnh hư lao, xuất huyết.
  • Hỗ trợ làm tăng co bóp tử cung và hỗ trợ trị nóng trong xương.

Một số bài thuốc về địa cốt bì:

Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không gìa:

Dùng Câu kỷ (rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng trong ngày uống 3 chén.

Trị hư lao, sốt hâm hấp:

Rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng.

Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng:

Địa cốt bì 2 lượng, Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5 lát gừng tươi uống.

Làm mạnh gân cốt, bổ tinh tủy, sống lâu không gìa:

Dùng Câu kỷ (rễ), Sinh địa hoàng, Cam cúc hoa, mỗi thứ 1 cân đâm nhuyễn, lấy 1 chén nước lớn sắc lấy nước cốt, lấy nước này mà nấu xôi. Xôi chín xới ra để nguội rải đều cho men rượu vào đợi lên men cho chín cất thành rượu để lắng trong ngày uống 3 chén.

Trị hư lao, sốt hâm hấp:

Rễ Câu kỷ tán bột uống với nước sôi, bệnh nhân mãn tính cố tật lâu ngày không nên dùng.

Trị nóng nảy bức rức, nóng trong xương và các loại nóng nảy bứt rứt do hư lao, nóng nảy bứt rứt sau khi bệnh nặng:

Sử dụng Địa cốt bì 2 lượng, Phòng phong 1 lượng, Cam thảo (chích) 5 chỉ. Mỗi lần dùng 5 chỉ sắc với 5 lát gừng tươi uống.

Mát phổi, dịu ho: trị ho do nhiệt ở phế chảy máu mũi, ho có tiếng, đờm khò khè:

Sử dụng địa cốt bì 16g, tang bạch bì 16g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không được dùng đại cốt bì trong các trường hợp: Ngoại cảm phong hàn phát sốt Tỳ vị hư hàn Phụ nữ đang mang thai, cho con bú phải có chỉ định của bác sĩ.