Đương quy là gì?

Sâm đương quy là dạng thân thảo sống được nhiều năm và được biết đến là vị thuốc quý trong đông y. Có chiều cao trung bình từ 40-80cm và thường sống ở trên những dãy núi cao với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy có hình mác dài, cuống ngắn hoặc có khi không có cuống. Lá đương quy mọc so le nhau, 2-3 lần xẻ lông chim, có 3 đôi lá chét, mép có hình răng cưa. Hoa của đương quy mọc thành từng cụm tán kép, có màu lục nhạt, mỗi cụm hoa gồm từ 12-40 hoa và thường ra hoa tầm tháng 7-8. Quả bế có màu tím nhạt và có rìa.

Đương quy có tên khoa học là Radix Angelicae Sinensis thuộc loài thực vật có hoa trong họ hoa tán và được biết với các tên khác như: Tần qui, Vân qui, Xuyên qui…

Phân bố:

Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào những năm 60 loài cây này được di thực và Việt Nam và được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuy nhiên số lượng Đương Quy ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, vì vậy vẫn phải nhập từ Trung Quốc hoặc Triều Tiên.

Sâm đương quy, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y!
Sâm đương quy, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y!

Bộ phận được dùng làm thuốc:

Xem thêm

Phần quan trọng và chứa nhiều dược chất nhất của đương quy là phần rễ của cây, vì vậy mà rễ đương quy được dùng làm thuốc. Khi thu hoạch, bỏ phần lá và giữ lại phần rễ, đem phơi hoặc sao khô là có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học của Đương quy?

Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong đương quy có chứa các thành phần chính như: Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12, các thành phần khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol…

Những nghiên cứu khoa học về đương quy?

Theo yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học 1965, tr265) cho thấy đương quy có tác dụng giúp cơ thể phòng tránh thiếu vitamin E.

Theo Schmidt, Y Bác An và Trần khắc Khôi (1924, Chinese Med.J 38, 362), tinh dầu của Đương qui có tác dụng hạ huyết áp, nhưng thành phần không bay hơi của Đương qui lại có tính chất làm co cơ trơn ở thành mạch máu làm cho huyết áp tăng cao.

 Nghiên cứu trên chuột nhắt cho thấy Dịch ngâm Đương qui làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu.

Trần Văn Kỳ (2005, trang 761-762). Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh có nói Đương qui có tác dụng nhuận tràng thông tiện.

Theo đông y:

Đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh can tâm tỳ, tác dụng giúp bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, hỗ trợ điều huyết thông kinh và giúp làm giảm đau kinh, tắt kinh.

Công dụng của đương quy?

  • Giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp và hỗ trợ điều trị các bệnh về da.
  • Hỗ trợ làm tăng kháng sinh cơ thể và giúp chống viêm.
  • Giúp bồi bổ khí huyết, hoạt huyết và thông kinh.
  • Giúp nhuận tràng, chống táo bón.
  • Hỗ trợ làm tăng sức đề kháng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Giúp hỗ trợ bảo vệ gan, an thần và giảm đau.
  • Hỗ trợ chống xuất tinh sớm và giúp điều kinh.
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém và hỗ trợ điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Một số bài thuốc về đương quy?

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược:

Sử dụng 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh:

Dùng 16g đương quy, 12g thục địa, 6g xuyên khung, 8g bạch thược, 4g gừng khô, 8g đậu đen sao, 8g trạch lan, 8g ngưu tất, 12g ích mẫu thảo, 10g bồ hoàn. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Trị các bệnh về răng miệng, môi miệng sưng đau, chảy máu:

Dùng 1,6g đương quy, 1,6g sinh địa, 2g thăng ma, 1,2g hoàng liên, 1,2g mẫu đơn, thêm thạch cao nếu đau nhiều. Sắc uống.

Trị ra mồ hôi trộm:

Sử dụng 12g đương quy, 10g hoàng kỳ, 8g sinh địa, 8g thục địa, 6g hoàng cầm, 6g hoàng liên, 6g hoàng bá. Sắc còn 1/3, uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trị chứng mất ngủ:

Dùng 12g đương quy, 8g toan táo nhân, 10g viễn chí, 10g nhân sâm, 10g phục thần. Sắc uống như trên.

Trị viêm tuyến tiền liệt:

Dùng  15g hạt quýt, 15g hạt vải, 15g đương quy, 50g thịt dê. Nấu lên, ăn thịt, uống nước, tuần ăn 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước uống với bài thuốc sau: 25g lá hành, 8g đương quy, 5g trạch lan.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai vì thuốc có nguy cơ gây sẩy thai. Ngoài ra, không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.

Người bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu không nên dùng.