Hoàng bá là gì?

Hoàng bá còn có tên gọi khác là Hoàng nghiệt, tên khoa học là Phellodendron amurense, thuộc họ Cam (Rutaceae).

Hoàng bá là cây gỗ, to, cao 10 – 25m, đường kính thân tới 50 cm, cành rất phát triển, vỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt, lớp bần dày, mềm, có đường rách dọc lung tung, vỏ trong màu vàng tươi. Lá kép long chim, mọc đối, có 5 – 13 lá chét hình trứng hoặc mũi mác, dài 5 -12 cm, rộng 3 – 4,5 cm, mép có răng cưa nhỏ hoặc hình gợn sóng, mặt trên màu lục xám, mặt dưới màu xanh nhạt, phần gốc của gân giữa mang lông che chở mềm. Hoa nhỏ màu vàng lục hoặc vàng nhạt, mẫu 5, hoa đơn tính, khác gốc.

Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu tím đen, có màu tím đen, có mùi thơm đặc biệt. Mùa hoa vào tháng 5 -7, mùa quả vào tháng 9 – 11.

Hoàng bá, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Hoàng bá, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố ở đâu:

Hoàng bá sinh sống chủ yếu ở những khu rừng vùng núi cao, có thể còn bắt gặp ở các bụi rậm hay thung lũng sông. Khu vực có tỉ lệ bắt gặp hoàng bá nhiều nhất là Trung Quốc (An Huy, Hà Bắc Hắc Long Giang, Hà Nam, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây), Đài Loan, Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên, Viễn Đông Nga,… Hiện Hoàng bá đượng ứng dụng khá rộng rãi nên đã có rất nhiều nơi trồng thử và thành công, Việt Nam cũng là một trong những nước trồng được số lượng Hoàng Bá khá lớn.

Bộ phận được dùng làm thuốc:

Xem thêm

Hoàng bá có thể sử dụng cả cây tuy nhiên vỏ thân và vỏ cành là bộ phận có chứa hàm lượng dược chất lớn nhất nên thường xuyên được sử dụng. Hái vỏ cây đã trồng trên 10 năm, hái vào mùa hạ, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng phơi hay sấy khô cât tủ khi cần chỉ cần bỏ ra sắc nước uông hàng ngày hay kết hợp cùng các bài thuốc khác nhau để hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau.

Thành phần hóa học:

Vỏ hoàng bá có chứa khoảng 1.6% berberin, một lượng nhỏ phellodendron (C20H23O4N+), Magnoflorin (C20H24O4N+), Jatrorrhizin (C 20H20O4N+), Palmatin (C21H22ON+), Candixin (C11H18ON+), Menisperin (C21H26O4N). Ngoài ra, trong vỏ hoàng ba còn có những chất khác có tinh thể không chứa nitơ: Obakullacton (C26H30O8) (limonin), Obakunon (C26H30O7); hợp chất Sterolic: 7-dehydrostigmasterol, β-sistosterol, Campesterol; chất béo… .

Vỏ Xuyên Hoàng Bá còn chứa tới 3% là Berberin.

Những nghiên cứu khoa học về cây Hoàng Bá:

Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợp với các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Nguồn: Trung Dược Học).

Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng khángkhuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tửcung được nhanh hơn (Nguồn: Trung Dược Học).

Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Nguồn: Trung Dược Học).

Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Nguồn: Chinese HerbalMedicine).

Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Nguồn: Chinese HerbalMedicine).

Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Nguồn: Trung Dược Học).

Theo đông y:

Theo đông y, Hoàng Bá là vị thuốc quý, vị đắng, tính hàng theo Bản Kinh, không độc theo Biệt Lục, vị đắng, cay theo Trân Châu Nang, vị đắng tính hàn theo Trung Dược Đại Từ Điền, Đông  Dược Học Thiết Yếu.

Theo Thang Dịch Bản Thảo, Hoàng bá là thuốc của kinh túc Thái Âm Tỳ, dẫn thuốc vào kinh túc Thiếu Âm Thận. Theo Y Học Nhập Môn, Hoàng Bá là thuốc của kinh túc Thiếu Âm Thận, thủ Quyết Âm Tâm Bào dẫn thuốc vào kinh túc Thái Dương Bàng Quang. Lại theo Bản Thảo Kinh Giari, Hoàng Bá vào kinh túc Thiếu Âm Thận, thủ Thiếu Âm Tâm.

Tác dụng chung của cây Hoàng Bá:

Dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm.

Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

Dùng làm nguyên liệu chiết Berberin làm thuốc điều trị 1 số bệnh về đường tiêu hóa.

Một số bài thuốc về cây Hoàng Bá:

Điều trị lở ngứa ngoài da, bệnh tổ đỉa, bệnh giang mai gây lở loét 

  • Dùng 30g vỏ hoàng bá nam và 39g khúc khắc. 
  • Sắc uống hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

Điều trị đau dạ dày 

  • Dùng vỏ hoàng bá nam sấy khô rồi tán thành bột.
  • Mỗi lần dùng 3g để uống.

Điều trị kiết lị, đau dạ dày, ợ hơi 

  • Lấy khoảng 8 đến 10g hoàng bá nam sắc uống hàng ngày.

Điều trị viêm phế quản hat ho lâu ngày 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10g hoàng bá nam, 30g đường phèn.
  •  Dùng nguyên liệu sắc với 300ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Chia ra uống 3 lần trong ngày.

Điều trị viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu 

  • Dùng 1 nắm bao gồm: vỏ hoàng bá nam, mã đề, rễ cỏ tranh. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc và lấy nước uống. 

Điều trị lở do dị ứng sơn 

  • Dùng vỏ cây hoàng bá nam nấu cao rồi bôi lên chỗ bị lở.

Điều trị viêm phế quản, ho ra cấp tính 

  • Dùng 4g hoàng bá na, 12g an nam tử, 6g cát cánh, 12g tang bạch bì, 4g cam thảo và 12g khoản đông hoa. 
  • Dùng nguyên liệu sắc lấy nước rồi thêm 60g đường phèn vào.
  • Dùng để uống hết trong ngày. 

Điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang 

  •  16g vỏ hoàng bá nam, 20g chi tử, 20g mã đề thảo, 8g xương bồ, 12g mộc thông, 4g quế chi, 20g cam thảo.
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong 1 thang thuốc và uống hết trong ngày. 

Lưu ý:

  • Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi.
  • Người không có thấp nhiệt bên trong thì không được sử dụng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn.
  •  Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.