Nội dung chính
Huyền Sâm là gì?
Huyền sâm là cây thuốc quý, loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh.
Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt.
Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy.
Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo.
Huyền sâm có tên gọi khoa học là Scrophularia kakudensis Franch thuộc họ khoa học họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae) và được gọi với tên khác hắc sâm, nguyên sâm, ô nguyên sâm và tên hán việt khác Trọng đài (Bản Kinh), Hàm (Biệt lục),…

Phân bố Cây huyền sâm:
Cây huyền sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được đưa vào nước ta trồng ở khu vực Sapa, Lào Cai, Hà Giang. Sau này, cây được nghiên cứu và trồng nhiều ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Đà Lạt.
Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại.
Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ.
Bộ phận dùng của cây huyền sâm: Theo một số chuyên gia đánh giá, phần rễ của loại cây này có chứa nhiều dược chất nhất, vì vậy mà người ta sử dụng rễ của nó để làm thuốc.
Thành phần hóa học Cây huyền sâm:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần chính có trong rễ của cây huyền sâm bao gồm những chất chính như: L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid, Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin, Asparagine.
Những nghiên cứu khoa học về cây huyền sâm:
Dược liệu huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl.) được trồng và thu hoạch tại Sa Pa – Lào Cai.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch tới năng suất và chất lượng dược liệu huyền sâm.
Nghiên cứu các điều kiện sơ chế dược liệu huyền sâm :
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sơ bộ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
+ Ảnh hưởng của độ ẩm của huyền sâm trong thời gian ủ tới chất lượng dược liệu.
+ Ảnh hưởng của thời gian ủ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy sau ủ tới chất lượng dược liệu huyền sâm.
+ Nghiên cứu tác dụng ức chế sự sản sinh cytokine gây viêm từ tế bào tua DC (dendritic cells) sinh ra ở tuỷ xương được kích thích bời LPS của các hợp chất phân lập được từ cây huyền sâm.
Cây huyền sâm Theo đông y:
Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc có tác dụng trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ta, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển)
Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch có tác dụng trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cây huyền sâm thuộc họ nhà cây thân thảo, theo đông y có tác dụng giúp giải độc, tư âm, giáng hỏa, mồ hôi tự ra, lao hạch. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, chữa amidan, chữa viêm tắc nghẽn mạch máu ở chân, trị táo bón, họng sưng đau.
Công dụng của cây huyền sâm:
+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiềnkhát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Một số bài thuốc của cây huyền sâm:
Chữa viêm amidan, viêm cổ họng:
Huyền sâm 10g, cam thảo 3g. cát cánh 5g, mạch môn 8g, thăng ma 3g sắc cùng với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm 3 lần để uống, ngậm hoặc súc miệng
Chữ viêm tắc mạch máu ở chân tay:
Huyền sâm 21g, đương quy, cam thảo dây, huyết giác, ngưu tất mỗi loại 10g đem đi sắc nước uống.
Trị lở mũi:
Dùng huyền sâm tán thành bột bôi vào hoặc pha với nước rồi nhét vào mũi.
Trị tróc da tay:
Huyền sâm 30g, sinh địa 30g ngâm với nước uống như nước trà.
Chữa cao huyết áp, nhức đầu, ù tai:
Huyền sâm 16g, muồng sao 12g, trắc bá sao 10g, kim anh 10g, hoa hòe sao 10g, ngưu tất 10g, mạch môn 10g đem đi sắc nước uống.
Lưu ý sử dụng Cây huyền sâm:
Những người sau đây không nên sử dụng huyền sâm:
- Tỳ vị thấp, tỳ hư, tiêu chảy, huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi nhãn, huyết hư, bụng đau (Trung Dược Học).
- Âm hư mà không có nhiệt hoặc âm hư kèm tiêu chảy(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tùy vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy (Lâm Sàn Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.