Cây Khổ qua là gì?

Khổ qua là dạng cây thân leo, leo bằng tua cuốn, thân cây có cạnh, đường kính khoảng 3-6mm. Có lá mỏng, mọc so le nhau, có chiều dài lá khoảng 5-10 cm và rộng khoảng 4-8cm, có hình trứng, mép khía cạnh. Quả cây khổ qua có hình thoi, sần sùi, dài khoảng 8-15cm, khi chưa chín có màu xanh và khi chín có màu vàng hồng, có vị đắng đặc trưng. Hoa của trái khổ qua được chia làm hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, cánh hoa có màu vàng nhạt, cuống dài. Hạt giống hạt bí ngô, có màng đỏ bao bên ngoài khi quả chín và cây được trồng bằng hạt.

Khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia L thuộc họ Bầu Bí và được dân gian gọi với những cái tên như Mướp Đắng, Lương Qua, Lại qua.

Khổ qua được phân bố ở đâu?

Là cây phù hợp với vùng nhiệt đới, nhưng không rõ có nguồn gốc từ nước nào. Tuy nhiên cây khổ qua được trồng rộng rãi ở các nước như Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam, châu Phi và vùng Caribe.

Khổ qua
Khổ qua

Bộ phận nào được dùng làm thuốc?

Trên cây khổ qua, bộ phận thường được dùng làm thuốc đó là phần Quả, hoa và rễ. Khi dùng quả làm thuốc người ta thường chọn quả màu vàng lục và khi chọn hạt thì lấy những hạt ở những quả chín, phơi khô.

Thành phần hóa học có trong khổ qua?

Theo Trung Dược Đại Từ Điển chỉ ra rằng trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside.

Trong từ điển cây thuốc Việt Nam cho thấy khổ qua có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Không những vậy còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Còn phần hạt chứa dầu và chất đắng.

Theo nghiên cứu của viện dược liệu Việt Nam cho thấy trong quả khổ qua có chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain và hạt có chất keo.

Những nghiên cứu khoa học về cây khổ qua?

Theo số liệu của Viện Đại học Purdue (Mỹ) cho thấy mướp đắng còn có giá trị dược liệu trong đông y, heo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue vê các loại rau quả Á Châu hội Nhập vào Mỹ (Willsetal 1984), thành phân dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều protein.

Một thử nghiệm tại trường Đại học Calcutta (Ấn Độ), Cho 6 bệnh nhân tiểu đường loại II uống mỗi ngày một lần 100ml nước sắc quả mướp đắng tươi. Sau 3 tuần, lượng đường huyết giảm 54%. Sau 7 tuần đường huyết trở lại bình thường.

Theo đông y:

Khổ qua có vị đắng, tính lạnh, không độc, tác dụng giúp giải nhiệt, trừ phiền, thanh tâm, sáng mắt, giảm đau và cũng có tác dung an thần, dễ ngủ. Mướp đắng được dùng trong các trường hợp sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt và tiểu đường.

Công dụng của khổ qua?

  • Giúp thanh nhiêt, giải độc, trừ phiền.
  • Hỗ trợ giúp giảm đau, an thần và dễ ngủ.
  • Hỗ trợ giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa các virus gây bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
  • Giúp làm giảm huyết áp, hỗ trợ làm sáng mắt và giúp điều trị chứng trào ngược axit, khó tiêu.
  • Hỗ trợ trị ho, chữa thấp khớp và hỗ trợ trị viêm họng, tiểu đường.
  • Giúp tăng sự chuyển hóa lượng đường trong máu nhanh, hỗ trợ làm giảm các hiện tượng cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, tắc nghẽ động mạch.
  • Giúp thông tiểu, chống oxy hóa.

Một số bài thuốc từ khổ qua:

Trị mụn nhọt:

Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da.

Trị mắt đau:

Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm.

Trị phiền nhiệt, miệng khô:

Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống.

Điều trị tăng huyết áp:

Khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị cao mỡ máu:

Khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Viêm họng:

Mướp đắng 250-500 g, thịt lợn nạc 125-250 g, củ cải 100-200 g. Mướp đắng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng, hầm với nước, khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày.

Lưu ý!

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng khổ qua cho người tỳ vị hư hàn.