Xem thêmGỗ và lá được sử
dụng để chiết lất tinh dầu. Ở Nhật Bản và Đài Loan người ta cất tinh dầu từ gỗ,
còn ở Ấn Độ thì lại khai thác từ lá.
Phần gỗ thường
được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, đồng thời để thu được dược liệu có chứa
hàm lượng Long não cao thì nên chọn lấy những cây ở khoảng tuổi 40 – 45. (Theo
Dược liệu Việt Nam).
Thành phần hóa học:
Tinh dầu camphor
và các thành phần khác. Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ Long não là tinh dầu
và long não tinh thể. Tùy vào độ tuổi của cây mà xác có mức độ tinh dầu và long
não tinh thể khác nhau.
Tinh dầu và Long
não tinh thể là các d-Camphora (theo
Trung Dược Học).
Tinh dầu Long
não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu
Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen,
Camhoren, Azulen] (theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Trong gỗ có khoảng
0,5 Long não đặc và 2% tinh dầu Long não (theo Dược Liệu Việt Nam).
Rễ, thân và lá
chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor,a-Pinen, Cineol, Safrol,
Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen,
d-Limone, Cadinen (theo Trung Dược Học).
Long não thiên
nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường,
lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
(cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tác dụng – công dụng chung của cây Long não:
Dùng để chữa trụy
tim hay suy nhược tim, hồi hộp, tim đập nhanh; chữa đau bụng, làm giảm lượng
phân; dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm.
Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng lưu thông máu cục bộ, làm giảm sứng tấy và các cơn đau do kích ứng da.
Theo đông y:
Tính vị của Long
não có chút khác biệt:
- Theo Bản thảo phẩm hội tinh yếu:
Long não có vị đắng, cay, tính ẩm, có độc ít.
- Theo Bản thảo cương mục: có vị
cay, tính nhiệt, không gây độc.
- Theo Trung Dược Học có vị cay,
tính nóng và có chứa độc. Theo Đông dược học thiết yếu có vị cay, tính nóng.
Quy vào các kinh: Tâm, Tỳ, Can, Phế, Vị.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Long não:
Nghiên cứu chỉ
ra Long não có tác dụng lên trung khu thần kinh: Long não có tác dụng gây hưng
phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, đặc biệt là trung khu
thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc
tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
Bôi ngoài da,
Long não gây nên cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm
giác mát, tê.
Uống dung dịch
Long não giúp kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu;
Liều cao có thể gây buồn nôn, nôn.
Những nghiên cứu
cũng chỉ ra sử dụng Long não cò có tác dụng tăng hưng phấn cơ tim đối với tim
đang suy yếu tuy nhiên nếu sử dụng với liều thông thường không có tác dụng nào
đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ
khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng gây hưng phấn.
Tác dụng dược động
học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ
thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị biến đổi ở gan thành Campherenol, sau đó
chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nướctiểu ( theo Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc:
Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, gây cảm giác nóng, tạo
nên các cơn kích thích, có khi nói sảng.
Uống trên 2 g cần phải theo dõi bởi ban đầu bệnh nhân có biểu hiện nằm yên tĩnh
đây chỉ là triệu chứng nhất thời, nếu tiếp tục không được điều trị sẽ làm vỏ
não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp, dãn tới chết. Uống
7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc
được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (theo Trung Dược Học).
Một số bài thuốc có chứa thành phần dược liệu Long não:
Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa:
Long não + Hoa
tiêu + Mè đen cân với lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin,dùng để bôi ngoài
( theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị lở loét do nằm lâu:
Long não + Não
sa cân mỗi thứ 2g. Ở trường hợp chưa bị loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc
thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc
bôi ngoài (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét:
Long não 3g + Đậu
hũ 2 miếng đêm trộn nát, trộn đến khi hỗn hợp đều hẳn thì dùng để đắp ngoài (
theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị đau khớp do bong gân:
Dầu Long não, dầu
Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị sâu răng gây đau nhức:
Long não + Chu
sa cân với lượng bằng nhau, đem đi tán bột, dùng bôi ngoài ( theo Sổ Tay Lâm
Sàng Trung Dược).
Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa:
Long não + Minh
phàn đều 2g + Mang tiêu 20g tất cả đem hòa chung với nước sôi 600ml, đợi ấm,
ngâm mông vào 10 phút, làm đều đặng ngày 2 lần (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng:
Chương não + Mộc
dược + Minh nhũ hương. Tất cả đem đi tán bột,uống 0,01g với nước trà ( Trích Chương
Não Tán – Trương Sơn Lôi phương).
Trị giun kim:
Long não 1g + Hắc
bạch sửu 3g + Binh lang 6g. Tất cả đem đi tán bột. Trướckhi đi ngủ, lấy 100ml
nướcsôi, hòa thuốc, đợi nướcấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn,
liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (theo Tào-Mỹ-Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược Tạp
Chí 1985).
Lưu ý:
- Có thai và khí hư: không được dùng
(theo Trung Dược Học).
- Không phải là chân hàn và người
có thấp nhiệt: không được dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng
hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của
thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang
tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông
tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây dừa cạn!