Mẫu đơn bì là gì?

Mẫu đơn bì hay còn được gọi là Thử Cô, Lộc Cửu, Bách Lượng Kim, Mộc Thược Dược,… Tên khoa học là Cortex Moutan, Cortex Paeoniae Suffuticosae. Thuộc họ Mao Lương, tên quốc tế là Ranunculaceae.

Mẫu đơn bì là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng nhiều trong y dược học cổ truyền. Đây là loại cây thân gỗ có chu kỳ sống kéo dài trong nhiều năm, tuy nhiên cây chỉ có thể cao tầm 1 – 2m dù là cây lâu năm. Rẽ biến đổi thành củ ăn sâu vào lòng đất giữ cho cây chống chọi với bão giông. Lá mọc cách, chia thành 3 lá chét, lá chét giữa được chia thành 3 thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới có long, màu trắng nhạt hoặc màu hồng ngả trắng hoặc đỏ tím tùy vào giống hoa được trồng. Hoa mọc đơn độc, mỗi cành đều có một bông, hoa to mọc đầu cành. Tràng 5 – 6 hay nhiều hơn tùy vào kỹ thuật trồng hay giống hoa được lựa chọn trồng.

Mẫu đơn bì, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Mẫu đơn bì, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Vùng phân bố Mẫu đơn bì

Nguốn gốc của mẫu đơn bì là ở Trung Quốc, bởi Hoa Mẫu Đơn Bì thường nở vào mỗi dịp lễ tết nên nước ta thường nhập khẩu về để bán làm cây cảnh. Sau người dân nhận thấy việc nuôi trồng bán vào dịp tết thu được kha khá lợi nhuận nên quyết định đưa giống cây này về trồng. Mẫu Đơn Bì là giống cây thích nhiều ánh sáng, thoáng đãng, mát mẻ, lại là loài cây thích “chinh phục” chỉ mọc ở trên sườn dốc, lớp đất dày, tiêu thoát nước tốt, hoặc đất cát pha nhiều màu. Tuy nhiên nó còn là một loại cây khá khó nuôi, nó không sống được trong điều kiện không khí râm mát, cây trồng trên đất nặng rễ cây nhỏ, chia ra nhiều nhánh, rễ hay bị thối, trồng ở nơi có đất cát đên thì rễ to nhưng vỏ lại mỏng, nếu trồng liên canh vì cây dễ sinh ra nhiều sâu bệnh hại, sản lượng và chất lượng cây Mẫu đơn bì đều thấp. Ở Việt Nam thường được ở những nơi như các tỉnh phía Tây Bắc như Sa Pa, Bắc Hà, Lai Châu, Mường Lay,… .

Bộ phận nào của Mẫu đơn bì dùng làm thuốc:

Xem thêm

Chủ yếu lấy phần vỏ rễ của cây Mẫu đơn bì đã trồng được 3 năm trở lên. Rễ cây Mẫu đơn bì thường được thu hoạch vào tháng 7 – 11 đây là khoảng mùa thu của năm, mùa hè tuy cũng có thể thu hoạch được tuy nhiên sẽ không thu được vỏ rễ có hàm lượng dược chất lớn bằng mùa thu. Khi thu hoạch người dân thường dùng 1 cái cào 2 răng, răng to bằng ngón cái, dài khoảng 30 – 50cm. Khi cuốc chọn những vùng đất bị nứt để cuốc, cuốc xới dần tới khi lấy được phần rễ, vì phần  dùng làm thuốc là vỏ rễ nên tránh không để cào xát vào vỏ rễ.

Rễ đem về rửa sạch, dung mảnh tre hay mẩu thủy tinh cạo sạch lớp vỏ ngoài, trong trường hợp đào rễ lên vào mùa mưa nên để lại 1 vài ngày để tránh không thu được phần dược liệu có chất lượng kém, không nhiều dược chất. Trong thời gian phơi khô hay hong khô dược liệu tránh dược liệu tiếp xúc với sương hay không khí có độ ẩm quá cao, xếp dược liệu xa nhau tránh chồng chất làm rễ xuất hiện vị chua, chuyển màu đen, có chất dầu làm giảm chất lượng.

Thành phần hóa học Cây mẫu đơn bì

Paeoniflorin, Oxypaeonilorin, Benzoylpaeonilorin, Paeonol, Paeonolide, Paeonoside, Apiopaeonoside (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).

Benzoyloxypaeonilorin (Bắc Xuyên Huân, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1979, 33 (3): 171).

2, 3-Dihydroxy-4-Methoxyacetophenone, 3-Hydroxy-4-Methoxya cetophenone (Lin Hang Ching và cộng sự, C A 1991, 115: 99062z).

6-Pentagalloylglucose (Takechi M và cộng sự, Planta Med 1982, 45 (4): 252).

Nghiên cứu khoa học về cây Mẫu đơn bì:

Các Glucosid khác của Đơn bì có tác dụng kháng viêm mạnh hơn (Nguồn: Trung Dược Học).

In vitro, nước sắc Đơn bì có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (Nguồn: Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Phenol Đơn bì có tác dụng giảm đau, an thần, chống co giật, giải nhiệt do ức chế trung khu thần kinh (Nguồn: Trung Dược Học).

Trên thực nghiệm, Phenol Đơn bì có tác dụng chống gây loét trên chuột bị kích thích, ức chế xuất tiết dạ dầy của chuột (Nguồn: Trung Dược Học).

Đơn bì có tác dụng chống chuột nhắt có thái sớm. Phenol Đơn bì làm cho niêm mạc tử cung súc vật xuất huyết, thông kinh (Nguồn: Trung Dược Học).

Nước sắc Đơn bì và Phenol Đơn bì đều có tác dụng hạ áp. Nước sắc không có Phenol Đơn bì không có tác dụng hạ áp kéo dài hơn (Nguồn: Trung Dược Học).

Theo đông y:

Tính vị – quy kinh: vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh phế (Lôi Công Bào Chính Luận); vào tâm, can, thận (Trung Dược Đại Từ Điển); vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Thiếu âm Thận (Trân Châu Nang) và tâm bào.  (Lâm Sáng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng chung của cây Mẫu đơn bì:

Có tác dụng: thanh nhiệt, mát huyết, tiêu ứ, hòa huyết, trị nhiệt vào phần huyết, phát ban, kinh giản, nôn, chảy máu cam, đại tiện ra máu, nóng trong xương, kinh bế, trưng hà, ung nhọt, lở loét, bị giập gãy xương, trúng phong co quắp, động kinh, đẹp nhan sắc, thông huyết mạch, tiêu máu ứ, trừ phong tý.

Một số bài thuốc của cây Mẫu đơn bì

Trị thương hàn nhiệt độc phát lở loét như hạt đậu:

  • Mẫu đơn bì 10g.
  • Sơn chi tử 3g.
  • Hoàng cầm (bỏ lõi đen) 6g.
  • Đại hoàng sao 6g.
  • Ma hoàng (bỏ rễ và đốt) 6g.

Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, bỏ bã, uống ấm.

Trị thương hàn và ôn bệnh, chảy máu cam, nôn ra máu không ngừng, mặt vàng, đại tiện phân đen:

Các vị cắt nhỏ, đổ 900ml nước sắc còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị tăng huyết áp: 

  • Mẫu đơn bì 60g.
  • Nước 400ml.

Đem đi sắc còn 150ml, chia làm 3 phần, uống 3 lần trong ngày.

Trị viêm mũi dị ứng:

  • Mẫu đơn bì 100g.
  • Nước 300ml.

Đem đi sắc còn 100ml, đóng chai cất tủ, mỗi tối uống 50ml. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Trị phụ nữ nóng trong xương, kinh mạch không thông, gầy yếu:

  • Mẫu đơn bì 60g.
  • Nhục quế 40g.
  • Mộc thông (cắt, sao) 40g.
  • Bạch thược 60g.
  • Miết giáp (nướng giấm) 80g.
  • Rễ khổ qua 60g.
  • Đào nhân 40g (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao).

Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần lấy 5g nấu với 300ml nước còn 150ml, bỏ bã, chia 2 lần uống khi ấm.

Trị trường ung, bụng dưới sưng bĩ, đau phát sốt, ra mồ hôi trộm, sợ lạnh, mạch trì khẩn:

  • Đại hoàng 160g.
  • Mẫu đơn bì 40g.
  • Đào nhân 50 hạt.
  • Mang tiêu 30g.

Đổ vào 600ml nước sắc còn 150ml, bỏ bã, cho mang tiêu vào, đun sôi lại, uống nóng.

Trị vùng hạ bộ lở loét như hang, rãnh; vết đâm lở loét bên trong, không ra máu:

  • Mẫu đơn bì tán nhỏ.

Sắc nước với lượng vừa đủ 1 thìa cà phê, ngày uống 3 lần.

Chữa bìu sa sệ, bên to bên nhỏ:

Cho một lượng bằng nhau, đem đi nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu.

Lưu ý:

  • Không dùng cho người có huyết hư có lạnh.
  • Người ra mồ hôi trộm nhiều hoặc vị khí hư lạnh.
  • Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ có kinh nguyệt quá nhiều
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn.
  •  Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.