Xem thêmCây Mộc Thông từ rễ, thân, lá, quả, hoa đều có chứa dược chất
hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy vậy để có hàm lượng dược chất lớn người ta thường sử
dụng phần thân leo. Thường được thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu bởi đây là
giai đoạn cây đang tích tụ hàm lượng dược chất lớn nhất. Dược liệu được đem về
rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, rửa lại 1 lần nữa đảm bảo dược liệu không
còn dính bụi bẩn, đất cát, đem đi thái thành phiến mỏng lúc tươi, phơi khô hoặc
sấy cất tủ sử dụng dần trong thời gian dài.
Thành phần hóa học:
Trong Cây Mộc Thông chứa nhiều dược chất có tác dụng điều trị
bệnh như Glycosid, muối kali có tác dụng đối với các bệnh nhân đang mắc phải bệnh
tim, hay còn có Hederagenin C, axit Oleanolic, Caryophylin C,… . Cây Mộc Thông
còn có chứa cả Acid Aristolochic, đây là chất có thể làm hỏng thận hoặc ung thư
đường tiết niệu, viêm thận cấp và mạn tính nếu uống quá nhiều trong một
thời gian nên bị cấm sử dụng làm thuốc.
Nghiên cứu khoa học về cây Mộc Thông:
Năm 1955, Cao Ứng Đầu và Chu Nhĩ Phương dùng Mộc thông
(Akebia quinata) điều chế thành thuốc rượu 25%, cho rượu bên ngoài không khí để
bốc hơi tự nhiên rồi chích vào màng bụng thỏ (2ml/kg thể trọng), chích liên tục
5 ngày liền với liều lượng không đổi. Kết quả thấy có tác dụng lợi tiểu rõ ràng.
Thí .
nghiệm còn chứng minh cho thấy tác dụng lợi tiểu đó không do thành phần
muối trong Mộc thông (Nguồn: Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Năm 1956, Tưởng Bá Thành, Triệu Tử Đạt và Nguỵ Nguyên Giang
đã dùng Mộc thông mã đâu linh (Aristolochia manshuriensis) điều chế thành thuốc
sắc 1: 1 (1ml tương đương với 1g dược liệu), tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã
gây mê bằng Phenol bacbital (với liều 0,1g/kg thể trọng), rồi dùng ống để lấy
nước tiểu. Kết quả không thấy có tác dụng lợi tiểu mà lại có lúc nước tiểu giảm
xuống (Nguồn: Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Theo đông y:
Theo như đông y, Mộc thông có vị cay tính bình theo Bản kinh, vị ngọt không độc theo Biệt lục, vị hơi hàn theo Dược tính luận, vị ôn tính bình theo Hải dược bản thảo. Khi vào các kinh: tâm, phế, tiểu đường, và bàng quang. Giải quyết các vấn đề về tâm hỏa, thanh phế nhiệt, tác dụng lợi tiểu tiện, thông huyết mạch. Đồng thời dược chất trong Mộc thông còn có thể chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, tắc sữa, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế tắc.
Tác dụng chung của cây Mộc Thông:
Thanh nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết thông mạch.
Trị tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu rắt,tiểu
ra máu
Trị thấp nhiệt uất trở, miệng lưỡi khô, lở, tâm phiền, cước
khí.
Trị kinh nguyệt bế, sữa tắc, dục sinh, đau đầu, hoa mắt.
Trị hay quên, làm sáng mắt, thông tai, nghe rõ.
Trị nghẹt mũi, huyết khối, bài nũng.
Trị mụn nhọt, chỉ thống.
Một số bài thuốc kết hợp cây Mộc Thông:
Lợi niệu thông lâm: Dùng
cho các chứng bệnh thấp nhiệt tụ ở phần dưới cơ thể, tiểu rắt, nước tiểu đỏ,
nóng buốt.
- Bài 1: Thuốc nhiệt lâm: Trị thấp
nhiệt, phù chân, phù thũng một bên người, hen suyễn, tức thở, khó chịu, tiểu tiện
không lợi. Sắc chung các dược liệu dưới đây để uống hàng ngày:
- Mộc thông 12g.
- Xích phục linh 12g.
- Trư linh 12g.
- Vỏ rễ dâu 12g.
- Hạt cau 12g.
- Tía tô 8g.
- Gừng tươi 12g.
- Hành ta 12g.
- Bài 2: Sắc hoặc nghiền thành bột để uống. Trị
người nóng, tiểu nhỏ giọt, mụn lở loét trong miệng.
- Sinh địa 20g.
- Mộc thông 10g.
- Hoàng cầm 12g.
- Ngọn cành cam thảo 4g.
- Bài 3: Sắc uống trong
ngày. Chữa tiểu tiện ra huyết.
- Mộc thông 4g.
- Ngưu tất 4g.
- Sinh địa 4g.
- Thiên môn 4g.
- Hoàng bá 4g.
- Cam thảo 4g.
Lưu thông huyết mạch: Dùng cho chứng huyết mạch
bế tắc, ứ đọng, đau co rút khắp người, sữa không thông.
- Bài 1: Sắc uống. Trị phụ nữ
kinh nguyệt bế tắc.
- Mộc thông 12g.
- Ngưu tất 12g.
- Diên hồ sách 12g.
- Hồng hoa 8g.
- Sinh địa 20g.
- Bài 2: Sắc uống. Chữa đau vùng
tâm vị, ăn hay bị nghẹn, khó nuốt, ợ hơi hoặc nôn ọe, đau tức vùng gan, đại tiện
không thông, hơi thở hôi, rêu lưỡi cáu vàng.
- Mộc thông 16g.
- Bách bộ 16g.
- Thảo quyết minh sao 16g.
- Chỉ xác 10g.
- Nga truật 10g.
- Mạch môn 10g.
- Ngưu tất 10g.
- Bài 3: Ninh hầm nhừ, ăn chân
giò và uống nước canh. Trị phụ nữ sau đẻ bị tắc sữa.
- Mộc thông 12g.
- Móng giò lợn 1 đôi.
Những đối tượng cần lưu
ý không nên sử dụng:
- Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi.
- Người không có thấp nhiệt bên trong thì không được sử dụng.
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
Lưu ý:
- Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi.
- Người không có thấp nhiệt bên trong thì không được sử dụng.
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
- Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn.
- Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.