Nhân sâm là gì?

Nhân sâm hay còn tên gọi khác trong dân gian là Viên sâm, Dã nhân sâm. Tên khoa học là Pẫn gíneng C.A.Mey thuộc họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae). Thuộc loài cây sống lâu năm với chiều cao tương đối khoàng một mét đổ xuống, rễ cây phát triển thành củ, quanh rễ củ còn có các rễ con khác phân tán xung quanh lấy dưỡng chất về nuôi cây. Lá cây mọc vòng, có cuống lá, thuộc loại lá kép gồm nhiều lá chét ghép thành hình chân vịt. Đối với các giống cây mới trồng thì lá chét có số lượng nhỏ chỉ có một với 3 lá chét, cùng lắm cũng chỉ có thể có tới khoảng chừng 5 – 6 lá chét. Lá chét Nhân sâm có hình trứng, viền mép lá có răng cưa sâu.

Cây Nhân sâm bắt đầu ra hoa kết quả và khoảng mùa hè năm thứ 3. Hoa kết thành cụm hình tán mọc hẳn ra đầu cành, hoa có màu xanh nhạt gồm 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả dẹp to bằng hạt đậu, thuộc giống quả mọng khi chín quả chuyển đỏ. Đập quả sẽ thấy có 2 hạt nhỏ bên trong, hạt cây nhân sâm thường trên 3 năm mới có chất lượng tốt.

Nhân sâm là giống cây khá “khó tính”, để trồng được Nhân sâm yêu cầu: môi trường trồng phải là khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không có ánh sáng mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, là giống cây kị mưa, không sống được ở nơi có nhiệt độ cao, gió mạnh, gió nóng. Nhiệt độ cần thiết để trồng nhân sâm có chất lượng tốt nhất là 20 – 28 độ C.

Phân bố:

Ngày trước Nhân sâm thường mọc hoang ở các vùng Cao Ly (CHDCND Triều Tiên) và Hàn Quốc, 2 tỉnh thuộc miền Đông Bắc – Trung Quốc: Liêu Ninh và Cát Lâm. Tại Liên Bang Nga cũng có miền Viễn Đông, tuy nhiên Nhân sâm ở vùng này không chứa nhiều hoạt chất có lợi sức khỏe nên đa phần người dân nơi đây sẽ nhập khẩu từ Hàn Quốc về để sử dụng.

Nhân sâm, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Nhân sâm, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Nhận thấy nguồn lợi lớn thu được từ việc chăm sóc, nuôi trồng cây Nhân sâm mà người dân Việt Nam đã nhập giống nhân sâm về và trồng thử ở 1 số vùng trên đất nước và đã thành công. Tuy nhiên, nhân sâm trồng ở nước ta không có được chất lượng như nhân sâm Hàn Quốc nhưng về cơ bản việc trồng được Nhân sâm ở nước ta đã là một bước tiến mới, biết đâu tương lai lại xuất hiện thêm một mô hình trồng Nhân sâm mới đảm bảo chất lượng như nhân sâm Hàn Quốc.

Thành phần hóa học:

Xem thêm

Nhân sâm có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như: glycoside – tác dụng trợ tim, Saponin – tác dụng lên hệ thống thần kinh, chất chống oxy hóa – chống lão hóa, polysaccharides – tăng cường hệ miễn dịch, peptide – điều hòa huyết áp,… .

Ngoài ra, Nhân sâm còn chứ nhiều loại hoạt chất khác như: panaxatriol, panaxadiol, acid amin, thiamine, glucose, fructose, … có chức năng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý ở nam giới, đồng thời còn giúp tăng cường thể lực, giúp an thần, chữa mất ngủ, đau đầu, rối loại thần kinh.

Bộ phận được dùng:

Rễ củ là bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất và có tác dụng tốt với cơ thể. Rễ củ tại thời điểm chuyển vàng nâu, trên vỏ xuất hiện các vân ngang, thẳng. Rễ củ của Nhân sâm tươi có vỏ ngoài không nhăn nheo, nhìn có vẻ cứng nhắc, mùi tỏa ra khá thơm và là mùi đặc trưng của nhân sâm.

Thu hái

Nhân sâm càng lâu càng chứa nhiều hoạt chất. Để đảm bảo việc thu hái được nhân sâm tốt người dân thường chọn vào thời điểm tiết trời đang khô ráo, không mưa. Nếu nhân sâm thu hái được có chiều dài 7 – 10cm, đường kính 2 – 3cm thì tiếp tục thu hái, nếu nhỏ hơn thì nên ngưng vì nhân sâm chưa đủ to, không đảm bảo về mặt chất lượng cũng như hoạt chất để sử dụng.

Chế biến:

Nhân sâm thường được ngâm rượu, chiết suất thành thực phẩm để dùng hàng ngày, hoặc có thể đem hấp trong nồi cơm đến mềm rồi dùng sống, cũng có thể thái lát sao vàng, hoặc tán bột, sắc uống.

Theo đông y

Nhân sâm là vị thuốc bổ vô cùng quý hiếm, là vị thuốc đứng đầu trong bảng xếp hạng thuốc thượng hạng của Đông Y (Sâm – Nhung – Quế – Phụ). Nhân sâm có vị ngọt, hơi lạnh tốt cho nội tạng quan trọng, có tác dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn, dương nuy.

Nghiên cứu khoa học về cây Nhân sâm:

Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, khi hai quá trình này bị rối loại Nhân sâm sẽ tác dụng làm phục hồi lại chức năng ban đầu, saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế nên không nên dùng quá nhiều, đặc biệt không nên dùng lượng lớn Nhân sâm với trẻ nhỏ.

Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.

Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những tác nhân có hại từ bên ngoài, Nhân sâm vừa có thể làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH – tác nhân làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoid – chất làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.

Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật.

Lượng ít dịch Nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.

Nhân sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, có các nghiên cưu cho rằng tác dụng này là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của Nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận. Nhân sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục đực cũng như cái.

Thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.

Saponin Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình ( cholesterol) cao trên động vật thì Nhân sâm có tác dụng làm hạ. Nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ mỡ động vật.

Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo.

Saponin Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.

Độc tính của Nhân sâm: cho chuột nhắt uống bột Nhân sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở súc vật thực nghiệm. Theo Kixêlev đã tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch Nhân sâm 20% thấy sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.

Những đối tượng không sử dụng được nhân sâm:

Nhân sâm là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên bởi nó quá bổ dưỡng nên sẽ giới hạn dùng cho một số trường hợp:

  • Bị cảm mạo, phát sốt: Nhân sâm có tác dụng bổ khí, làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra bên ngoài, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Bị bệnh gan, mật cấp tính: Bệnh nhân khi bị bệnh về gan, mật thường có triệu chứng gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, khiến khí không thông thanh thoát được.
  • Viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài: khi uống nhân sâm trong trường hợp này sẽ làm tình trạng bệnh trở nặng hơn, không thuyên giảm.
  • Bị viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết: trường hợp này cần phải lí khí hòa vị lương huyết chí huyết, mà Nhân sâm lại bổ khí, làm khí càng thịnh, huyết càng hưng vượng, gây tăng cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
  • Bị cao huyết áp: hường điều trị là bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa,  Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.
  • Bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu: điều trị bằng tư  âm giáng hỏa,lương huyết chỉ huyết. Nhâm sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu nặng thêm.
  • Bị di tinh xuất tinh sớm: do gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư là nhiều, thuỷ không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như sex hóc-môn, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục là tăng tình trạng di tinh, xuất tinh sớm.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai: nhân sâm sẽ thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi: Cơ thể thuần dương (khí dương còn non, giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lí của trẻ trong thời kì sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kị uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

Lợi ích to lớn mà Nhân sâm mạng lại cho phái mạnh:

Chắc đối với phái mạnh Nhân sâm như một sợi dây thừng cứu họ ra khỏi cái hố của sự tự ti về mặt sinh lý, bởi trong nhân sâm là thực phẩm giàu Cistanche, đây là hoạt chất có tác dụng bổ thận, tráng dương, giúp cải thiện chức năng sinh dục nam, tăng cường sinh lý nam.

Tại Hàn Quốc, các nhà khoa học đã thử nghiệm với một nhóm nam giới đang gặp vấn đề về rối loại cương dương, sự hưng phấn, yếu sinh lý dùng nhân sâm và một nhóm nam giới khác cũng bị rối loạn cương dương, yếu sinh lý dùng giả dược nhằm đánh giá về tác dụng của nhân sâm. Kết quả thu được, có tới 60% nam giới dùng nhân sâm đạt được sự cương dương dễ dàng hơn so với nhóm kia. 2 phần 3 nam giới nhóm dùng nhân sâm đã nhận thấy nhâm sâm giúp họ cải thiện đáng kể về chất lượng trong quan hệ tình dục.