Sinh địa hoàng là gì?

Sinh địa hoàng còn được người dân gọi là sinh địa, địa hoàng, nguyên sinh địa,… Tên khoa học là Rehmannia Glutinosa (Gaertn). Libosch. Ex Steud thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariacae).

Sinh địa hoàng được xem là một dược liệu quý, điều kiện nuôi trồng để thu được cây sinh địa hoàng có chất lượng tốt. Sinh địa hoàng thuộc loại cây thảo, cây cao khoảng 30 – 40cm, trên thân cây phủ một lớp lông mỏng, đây là giống cây có chu kỳ sống dài có thể kéo dài tới vài năm hay vài chục năm. Rễ phát triển mạnh, phình ra thành củ, đâm sâu xuống lòng đất. Lá cây sinh địa mọc chủ yếu ở phần gốc, cũng giống thân cây, lá cây cũng được phủ một lớp lông mỏng, phiến lá hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng cưa tròn, gân lá hình mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới.

Phân bố:

Cây sinh địa không quá khó trồng, yêu cầu duy nhất người nuôi trồng cây này phải đáp ứng chính là không trồng chúng ở nơi có nhiệt độ dưới 3 độ C trong nhiều ngày liên tục. Ở nước ta sinh địa hoàng được ứng dụng nhiều trong đông y nên được các thầy lang ở khắp nơi đưa về trồng tại vườn, đặc biệt các vùng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Bắc Giang,… dược liệu thu được chứa hàm lượng dược chất lớn hơn hẳn các nơi khác.

Sinh địa hoàng
Cây sinh địa hoàng

Bộ phận được dùng làm thuốc:

Xem thêm

Để thu được dược liệu chứa nhiều dược chất nhất người ta thường thu hái vào cuối đông đầu xuấn hay vào những ngày hè. Người ta đào lấy phần rễ củ, có thể sử dụng tươi hoặc đem phơi sấy khô cất tủ, đóng gói sử dụng dần.

Thành phần hóa học:

Trong sinh địa hoàng, theo nghiên cứu thu được từ các nhà khoa học chất manit C6H8(OH)6, rehmanin là một glucozit, glucoza và một ít carotene:

  •  Từ dịch chiết bằng mentanol xác định được phân đoạn cồn 5-10% có chất catalpol, một iridoit glucozit có độ chảy 207-209oC, αD229 -1220, hàm lượng 0,11% trong củ tươi.
  • Từ dịch chiết nước đã xác định được những thành phần sau đây: 15 axit amin và D- glucozamin (trong phân đoạn kiềm), axit photphoric (trong phân đoạn axit), phần chính còn lại (trong phân đoạn trung tính) là các cacbohydrat: D-glucoza, D-galactoza, D-fructoza, sucroza, raffinosa, mannotrioza, stachioza, vesbascoza, và D-mannitol.
  • Trong sinh địa tía thì thành phần chủ yếu trong phân đoạn trung tính vẫn là stachyoza, còn trong phân đoạn kiềm là acginin với 4,2%, trong phân đoạn axit là axit γ-aminobutyric với 3%.

Những nghiên cứu khoa học về cây Sinh địa:

Chống viêm: Trên thực nghiệm, nước sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm.

Tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên súc vật: thực nghiệm có đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp.

Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm.

Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.

Theo đông y:

Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân. Chủ trị chứng ôn nhiệt bệnh nhiệt nhập dinh huyết, chứng xuyết huyết do nhiệt bức huyết hành, nhiệt bệnh thương âm, chứng tiêu khát, táo bón do trường bào.
Trích đoạn Y văn cổ: Sách Bản kinh: “chủ chấn thương gân do té ngã…trục huyết tí, sinh cốt tủy, trưởng cơ nhục, thước thang trừ hàn nhiệt tích tụ, trừ tý, dùng tươi tốt:. Sách Danh y biệt lục: “chủ nam tử ngũ lao thất thương, nữ tử thương trung, bào lậu hạ huyết, phá ác huyết, niệu huyết, lợi đại tiểu tiện, tiêu thực, bổ ngũ tạng, nội thương bất túc, thông huyết mạch, ích khí lực, thông lợi tai mắt”. Sách Bản kinh phùng nguyên: “càn địa hoàng, nội chuyên lương huyết, tư âm, ngoại nhuận bì phu vinh trạch, bệnh nhân hư mà có huyết nên dùng thêm sinh địa”.

Tác dụng chung của cây Sinh địa:

Có tác dụng chống viêm, cường tim, hạ huyết áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ, chống nấm. Cũng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Corticoit, tuy nhiên nó không có tác dụng ức chế hoặc teo tuyến thượng thận.

Một số bài thuốc về cây Sinh địa:

Trị hư lao phát sốt, ho hen, mạch yếu mà nhanh:

  • Sinh địa 20g.
  • Thiên môn 16g.
  • Huyền sâm 16g.
  • Sơn dược 63g.
  • Sâm tu 4g.
  • Cam thảo 8g.
  • Đại giả thạch 8g.
  • Ngưu bàng tử 12g. 

Sắc chung, lấy nước uống hàng ngày. 

Trị bạch hầu, yết hầu sưng phát sốt, miệng khát:

  • Sinh địa 16g.
  • Huyền sâm 12g.
  • Mạch môn 12g.
  • Sinh cam thảo 8g.
  • Kim quả lam (đập vụn) 8g. 

Sắc chung, lấy nước uống hàng ngày. 

Trị chứng đổ máu mũi:

  • Sinh địa tươi 63g. 

Sắc lấy nước uống.  

Trị mụn trĩ sưng đau, chảy máu:

  • Sinh địa tươi 63g.
  • Quy vĩ 4g.
  • Xích thược 12g.
  • Hoàng liên 8g.
  • Chỉ xác 8g.
  • Hoàng cầm 12g.
  • Hòe giác 12g.
  • Địa du 12g.
  • Kinh giới 12g.
  • Thăng ma 3g.
  • Thiên hoa phấn 12g.
  • Sinh cam thảo 8g. 

Sắc chung, lấy nước uống hàng ngày. 

Trị huyết nhiệt thổ huyết, chảy máu cam:

  • Sinh địa 32g.
  • Sinh trắc bách diệp 12g.
  • Sinh ngư diệp 8g.
  • Sinh hà diệp 12g. 

Sắc chung, lấy nước uống. 

Trị bệnh truyền nhiễm cấp tính sau khi sốt cao đã rút, miệng khô, họng đau, chân răng chảy máu:

  • Sinh địa 16g.
  • Thạch hộc 12g.
  • Mạch môn 12g.

Sắc chung, lấy nước uống. 

Đái tháo đường, uống nước nhiều:

  • Sinh địa 63g, sơn dược 63g, hoàng kỳ 20g, sơn thù 20g, lá lách lợn 20g. Sắc uống.
  • Hoàng liên 20g. Nghiền mịn, dùng nước sinh địa làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với nước.

Chứng tân dịch khô kiệt, đại tiện bí kết nhiều ngày không đi ngoài được:

  • Sinh địa 20g.
  • Huyền sâm 20g.
  • Mạch môn 20g.

Sắc chung, lấy nước uống.

Trị viêm khớp do phong thấp:

  • Sinh địa tươi 200g. Sắc uống. 

Trị chứng sốt cao co giật: 

  • Sinh địa tươi 200g, lá hẹ một nắm. Giã nát, vắt nước uống.

Lưu ý:

  • Không dùng cho người tỳ hư thấp, tiêu chảy, bụng đầy, dương hư.
  • Người không có thấp nhiệt bên trong thì không được sử dụng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn.
  •  Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.