Trà Xanh là gì?

Trà xanh hay còn được gọi là chè xanh, là loại thức uống quen thuộc có từ thời xa xưa và cho đến ngày nay vẫn được ưa chuộng. Trà xanh thuộc dạng cây thân gỗ, sống lâu năm và mọc thành bụi, có nhiều tán lá. Lá trà xanh có chiều dài khoảng 4-15cm và rộng từ 1-5cm, mặt dưới của lá có lớp lông tơ ngắn màu trắng và những búp non hay lá non có màu xanh lục nhạt, khi lá già chuyển thành màu xanh lục. Hoa của trà xanh có những cánh màu trắng và nhụy vàng, quả màu xanh và hạt của nó có thể sử dụng ép để lấy tih dầu.

Cây trà xanh có tên khoa học là Camellia sinensis và có tên gọi khác là chè xanh.

Cây trà xanh phân bố ở đâu?

Trà xanh được bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó nó được lan rộng ra các nước Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và trong đó có cả Việt Nam. Tại Việt Nam cây trà xanh được phân bố từ Bắc Tới nam và nơi có lượng trà xanh lớn nhất là Phú Thọ và Quảng Nam, ngoài ra còn một số địa danh có chất lượng trà ngon như Thái Nguyên, Mộc Châu, Sơn La.

Trà xanh
Trà xanh

Bộ phận nào dùng tốt nhất?

Xem thêm

Phần Lá của cây trà xanh là tốt nhất, vì phần lá của cây trà xanh có chứa nhiều dược chất tốt cho người sử dụng. Phần lá non hoặc phần búp được người ta ưa chuộng hơn, vì phần đó có thể xao thành những búp trè khô, hãm để uống nước.

Thành phần hóa học Trà Xanh?

Theo những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trà xanh 99.9% nước, cung cấp 1 calorie trên 100 mL, không có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể và chứa các hóa chất thực vật như các polyphenol và caffeine. Polyphenols được tìm thấy trong trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol, là những chất chống oxy hóa, chống viêm.

Những nghiên cứu khoa học về trà xanh?

Nghiên cứu mới của GS. Nicolas Danchin tại Trung tâm y tế phòng bệnh (Paris, Pháp) cho thấy việc uống trà thường xuyên sẽ giúp con người tăng tuổi thọ hay giảm rủi ro chết sớm.

Viện Kỹ thuật sinh học và Công nghệ nano (IBN) thuộc A*STAR (Cơ quan Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ của Singapo) đã phát hiện một thành phần chính trong trà xanh, epigallocatechin gallate (viết tắt là EGCG), là chất chống oxy hóa có thể được áp dụng để điều trị cho nhiều căn bệnh rối loạn bao gồm cả ung thư.

Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, vẩy nến hay lupus.

Theo đông y:

Trà xanh có vị chát, hơi ngọt, tính ấm, tác dụng giúp thanh nhiệt, nâng cao tinh thần, sảng khoái, trừ phiền, tiêu thực và giúp hỗ trợ trị các bệnh liên quan đến mạch máu, các bệnh ung thư.

Công dụng của Trà Xanh?

  • Giúp làm tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa da.
  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
  • Giúp làm tăng khả năng đào thải độc tố, lợi tiểu và thanh nhiệt.
  • Giúp kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm giảm mắc các bệnh về da.
  • Hỗ trợ kích thích hệ thống miễn dịch và giúp giảm cân.
  • Hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch và làm giảm lượng cholesterol.
  • Giúp gan và hệ thống xương được khỏe mạnh hơn.

Những bài thuốc từ trà xanh?

Giúp giải khát, trừ nôn, lợi tiểu:

Trà xanh 3-5g, xoài chín tươi 1 quả. Nấu xoài với 200ml lấy nước để hãm trà uống. Hoặc thay thế bằng các loại quả khác như nho, đậu, sắn dây, nhãn, bạc hà làm nước uống thanh nhiệt giải độc

Chống khát nước, chữa tiểu tiện ít:

Lấy khoảng trà xanh 3-5g, mướp đắng 1 quả cắt ngang moi hết ruột, nhồi trà xanh, treo đầu gió cho khô héo đem thái nhỏ. Lấy khoảng 10g hãm nước sôi già, uống nóng.

Chữa đi tiểu đêm:

Cho 5g lá chè hãm cùng khoảng 10 quả táo đỏ, táo tàu, đại nhãn) trong vòng 7 phút. Trà táo này nên uống nóng sau bữa ăn.

Chữa long đờm:

Dùng 1 củ tỏi giã nát và 60g trà xanh hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày.

Lưu ý!

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không uống trà lúc đói và không dùng nước trà để uống thuốc.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.