Paget xương là gì?

Paget xương là một bệnh thuộc về xương, có tên gọi khác là viêm xương biến dạng. Paget xương có thể bắt gặp nhiều ở nam giới với độ tuổi từ 30. Xương cũng hoạt động theo quy luật tạo mới để thay cũ, bình thường cơ thể người sẽ sản sinh đủ lượng xương mới để thay thế cho xương cũ bị mất đi mỗi ngày. Tuy nhiên trong một vài trường hợp xương cũ mất đi quá nhiều hay lượng xương mới được sản sinh quá chậm không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp xương cần thiết của cơ thể thì sẽ dẫn đến những vấn đề về xương cần phải chú ý, khi để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng xương trở nên mỏng manh, xương dễ gãy. Paget xương có thể diễn ra ở các vị trí như xương chân, xương cổ, xương cột sống,… .

Nguyên nhân

Viêm xương biến dạng hiện chưa tìm rõ được nguyên nhân, tuy nhiên theo suy đoán của các bác sĩ thì bệnh có thể là do biến đổi bất thường của bộ gen làm rối loạn quá trình chuyển tái tạo, chuyển đổi xương. Cũng có những suy đoán cho rằng bệnh Paget xương là do các virut lạ xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp xương.

Một vài chuyên gia đã đưa ra giả thuyết rằng bệnh Paget xương là do đột biến gen SQSTM1, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh Paget xương và là rối loạn tái tổng hợp xương. Theo thống kê thì ngay cả những bệnh nhân có tiền sử bệnh về sởi hay viêm đường hô hấp virus khi còn bé thì cũng có nguy cơ bị Paget xương cần chú ý để phòng tránh bệnh.

Paget xương, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương pháp điều trị!
Paget xương, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương pháp điều trị!

Bệnh Paget Xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nhưng theo thống kê thu được từ các cơ sở y tế, từ các bệnh viện,… thì đã cho thấy tỉ lệ mắc Paget Xương ở nam giới chiếm tỉ lệ nhiều hơn nữ giới, đặc biệt nam giới ở độ tuổi 30 trở lên có khả năng mắc bệnh rất lớn và cần tham khảo thêm thông tin để phòng, chống cũng như điều trị bệnh tránh tình trạng bệnh trở nặng khó hồi phục cũng như khó điều trị.

Do bệnh có liên quan tới hệ gen của cơ thể nên trong trường hợp gia đình bạn có người đã có tiền sử mắc bệnh Paget xương thì cần phải chú ý nhiều hơn và nên tìm hiểu nhiều thông tin hơn để tìm biện pháp phòng tránh kịp thời.

Triệu chứng

Paget Xương thường không gây ra những triệu chứng gì rõ ràng cho lắm, tuy nhiên những triệu chứng không rõ ràng này có thể khiến bạn lầm tưởng tới những bệnh khác không quá nguy hiểm và dần lơ đãng nó hay dùng tạm thuốc để điều trị triệu chứng mà không phải điều trị bệnh.

Nếu bạn đang ở trong tình trạng:

  • Đau nhức trong xương khớp.
  • Các khớp xương trở nên đau cứng.
  • Xương trở nên nhỏ bé hơn và dễ dàng bị làm gãy nếu xảy ra các va chạm.
  • Đầu và xương xọ trở nên to bất thường hoặc biến dạng.
  • Chiều cao ít thay đổi hoặc có thể thay đổi, theo thời gian có thể dẫn đến trường hợp tụt dần chiều cao.
  • Chân trở bên khác thường, bước đi khập khễnh.
  • Đầu luôn ở trong tình trạng đau nhức.
  • Các cơn đau kéo dài, đau tăng khi về đêm.

Nếu các tình trạng bệnh trên xảy đến với bạn thì bạn hãy tìm tới ngay địa chỉ khám uy tín để chụp hình xương, chụp X – Quang, xét nghiệm máu, tìm ra rõ nguyên nhân, tìm rõ ra những bất thường của xương để từ đó cùng bác sĩ tìm ra nhanh phương pháp điều trị phù hơp nếu bạn bị bệnh.

Phương pháp điều trị

Khi bệnh ở thể nhẹ thì có thể dùng thuốc để giảm đau đồng thời dùng chung cùng với những thực phẩm chức năng có ý nghĩa trong tái tạo và cung cấp đẩy mạnh quá trình tổng hợp, cân bằng hệ xương.

Khi bệnh ở tình trạng nhiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể sự dụng các loại thuốc khác như: calcitonin hay bisphosphonates, đây là những loại thuốc giúp cản trở việc gãy xương và hỗ trợ trong điều trị bệnh Paget xương. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển nặng khó điều trị thì có thể tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại cấu trúc hệ xương.

Để tránh trường hợp bị mắc bệnh Paget Xương thì chúng ta cần có một lỗi sống cũng như thói quen tốt:

  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Ngồi ngay ngắn đúng tư thế.
  • Nên ngủ ở giường chắc chắn để hệ xương được nâng đỡ.
  • Tránh các va chạm gây chấn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương.
  • Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đủ chất cho hệ xương của bạn

Xem thêm: Bệnh sốt rét!