DHA
DHA là gì DHA là từ viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, là một loại axit béo không no,... Xem chi tiết

Sản phẩm nổi bật

DHA

Healthy Care
Từ 50k - 100k
Liên quan
Tên A->Z
Thấp đến cao
Cao đến thấp

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

DHA là gì

DHA là từ viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, là một loại axit béo không no, thuộc nhóm axit béo Omega 3, là thành phần quan trọng trong chất xám của bộ não và chiêm đến 60% tỷ lệ thành phần dưỡng chất chất có trong võng mạc mắt của chúng ta, nó còn là dưỡng chất cần thiết cần thiết cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. DHA có nhiều trong các loại cá như cá ngừ, cá hồi và dầu cá, hơn nữa còn chứa trong quả óc chó, dầu oliu và cả trong sữa mẹ. Loại axit béo này không được cơ thể tự tổng hợp được nên phải bổ sung bằng các chế độ ăn hàng ngày.

Công dụng của DHA

Đối với trẻ em: Những trẻ được bổ sung DHA và được bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn những trẻ bị thiếu DHA, giúp tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ ở trẻ. DHA có vai trò quan trọng đối với mắt, giúp trẻ phát triển thị giác.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: DHA là thành phần không thể thiếu cho phụ nữ thời kỳ mang thai, giúp tăng cường cân nặng cho thai nhi, giúp phát triển bộ não của trẻ, giúp trẻ có chỉ số IQ cao, Khả năng tập trung và có thị lực tốt khi được sinh ra, hơn nữa DHA được bổ sung đầy đủ cho mẹ bầu còn giúp giảm chứng trầm cảm của mẹ sau sinh, giảm khả năng sinh non em bé và ngăn ngừa tiền sản giật.

Đối với người lớn: DHA có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol và trigyceride xấu trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, DHA còn giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường trí thông minh, cải thiện thị lực của mắt và ức chế các tế bào gây bệnh ung thư.

Cách bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Bổ sung DHA vào tháng thứ mấy thì phù hợp? Cách bổ sung DHA cho mẹ bầu bằng cách nào? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng tùy từng giai đoạn mà thai nhi cần bổ sung từ 100-200 mg DHA, cụ thể như sau:

3 tháng đầu tiên của thai kì: Trong thời kỳ này DHA đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng sinh non, mà còn giúp hình thành và phát triển của thai nhi.

3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này thai nhi phát triển một cách mạnh mẽ, mỗi phút cơ thể của bé phát triển 25.000 tế bào thần kinh cho não bộ, giúp hình thành màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển thông tin giữa các tế bào thần kinh. Việc bổ sung hàm lượng lớn DHA trong thời gian này cần thiết, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung bữa ăn mỗi ngày trong khoảng thai kỳ này.

3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh chóng bộ não và kích thước cân nặng, việc bổ sung DHA trong thời gian này cũng cần thiết trung bình mỗi ngày thai nhi cần 2,2g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu, nhưng không cần tăng khẩu phần ăn như giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu vẫn phải thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhất. Đây cũng là tiền đề khiến mẹ giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản xảy ra.

Mẹ bầu có thể bổ sung DHA bằng các bữa ăn hàng ngày như rau xanh, thịt nạc, bánh mì, ngũ cốc, cá ngừ, cá hồi, dầu cá là những thực phẩm giàu chất béo này nhất. Hơn nữa với các loại thực phẩm chức năng và sữa bột cũng là cách để bổ sung DHA cho thai nhi đơn giản và an toàn.

Cách bổ sung DHA cho trẻ

Việc bổ sung DHA cho trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng trong thời kì phát triển. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sinh non bởi cơ thể của trẻ lúc này chưa tự chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay thức ăn thay thế sữa mẹ.

Việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp cung cấp đủ lượng DHA cho trẻ phát triển, trong sữa mẹ có đủ EFAs giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu trong trường hợp mẹ không thể cho con bú cần bổ sung nguồn dinh dưỡng thay thế acid béo có trong sữa mẹ như DHA, DPA, AA.

Giai đoạn trẻ từ 1-6 tuổi đây là thời kỳ phát triển nhanh chóng của bộ não, thị lực và khả năng ghi nhớ để tiếp thu nguồn kiến thức mới, nên cần bổ sung nhiều DHA cho trẻ nhất.

DHA chứa nhiều trong dầu cá, cá và các loại thủy sản. DHA cần thiết cho sự phát triển của võng mạc mắt và não bộ của trẻ. Bảo vệ cơ thể chống lại các loại bệnh về tim mạch, giảm viêm khớp và đột quỵ. vì vậy các mẹ cần bổ sung các loại cá và hải sản cho bữa ăn của trẻ để nạp đủ DHA cho trẻ. Hơn nữa, DHA còn chứa rất nhiều trong dầu ngô, dầu oliu, dầu cọ, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu đậu tương,…

Cách bổ sung DHA cho người lớn

Đối với người lớn cũng rất cần thiết, DHA đóng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động tốt của não bộ và thị lực của người trưởng thành, hơn nữa DHA còn giúp tăng cường chức năng của hệ tim mạch, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó bảo vệ cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nguồn thực phẩm từ tự nhiên chứa DHA dồi dào nhất, việc bổ sung qua khẩu phần ăn hàng ngày là cách tốt nhất. Mọi người có thể lập kế hoạch thực đơn mỗi ngày để có thể bổ sung DHA và các dưỡng chất khác vào cơ thể phù hợp nhất.

Các loại thực phẩm chứa nhiều DHA

Cá biển (cá thu, cá ngừ, cá mòi,…) là thực phẩm chứa hàm lượng DHA dồi dào nhất.

Lòng đỏ trứng gà cũng là thực phẩm chứa DHA và choline rất tốt cho phát triển của bộ não. Nhưng chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào và trứng đánh bông.

Các loại rau xanh như Súp lơ, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng chứa DHA và chất xơ tự nhiên cho cơ thể, giúp mọi người cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Các loại hạt chứa nhiều chất béo và đặc biệt giàu DHA như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều lạc,… giúp tốt cho bộ não và thị lực

Ngoài những loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên thì cũng có thể bổ sung các sản phẩm như sữa đặc cũng được nhiều người sử dụng, giúp bổ sung DHA một cách nhanh nhất giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn. Hơn nữa các loại thực phẩm chức năng đang bán trên thị trường hiện nay cũng là giải pháp hữu hiệu cho nhiều người cần bổ sung DHA cấp tốc để cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt.

Những lưu ý khi bổ sung DHA

Việc bổ sung DHA từ cá nên tránh các loại cá có chứa nhiều thủy ngân, nên chọn các loại cá chứa dồi dào DHA như: Cá hồi, cá chép, cá thu,… Đặc biệt là phụ nữ có thai cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Acid béo Omega 3 này rất dễ bị oxy hóa dưới tác động của nhiệt độ, oxy và ánh nắng mặt trời. Vì vậy chúng ta cần lưu ý khi sử dụng không nên nấu ăn, không được để sản phẩm dưới ánh nắng mặt trời, để gần khu vực có nhiệt độ cao để tránh tình trạng lượng DHA trong các thực phẩm bị giảm bớt.

Nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe như viên dầu cá có chứa DHA có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng như phân lỏng, đau bụng, ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu và mồ hôi có mùi hôi. Mọi người cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Dầu gan cá có chứa nhiều vitamin A nên nó không được khuyến khích bổ sung cho bà bầu vì nguy cơ dư thừa Vitamin A trong cơ thể gây ra bệnh dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Bổ sung dầu cá cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam và hạ huyết áp cơ thể. Hơn nữa còn có khả năng tương tác với các thuốc khác và chất chống đông tương tự

Hiện nay chưa có nghiên cứu về việc bổ sung DHA quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Trẻ từ 0 -12 tháng tuổi cần 17 mg/ngày và trẻ từ 1–6 tuổi cần 75 mg/ngày tùy theo cân nặng. Phụ nữ mang thai cần khoảng 200 mg DHA/ngày. Như vậy chúng ta có thể dựa vào số liệu trên để có thể bổ sung DHA một cách hợp lý cho cơ thể phát triển tốt nhất.

Thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể

DHA là một loại axit béo không no, thuộc nhóm omega 3 rất cần thiết cho cơ thể, việc thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh cơ thể và ảnh hưởng đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người.

Đối với trẻ nhỏ và thai nhi việc thiếu hụt DHA sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm sự phát triển của não bộ, hạn chế mức độ thông minh ở trẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.

Đối với phụ nữ mang thai thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến tình trạng sinh non, dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh, bệnh mãn kinh và bệnh tiền sản giật.

Đối với người trưởng thành việc thiếu hụt DHA có thể dẫn đến các bệnh về mắt như rối loạn thị lực, thoái hóa điểm vàng,… Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch, cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao, bệnh nhồi máu cơ tim. Giảm khả năng làm việc của bộ não, vì DHA chiếm phần trăm không nhỏ trong chất xám của bộ não nếu không được bổ sung đầy đủ DHA cho cơ thể có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh, suy giảm khả năng ghi nhớ và đặc biệt có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

Bạn cần bao nhiêu Omega 3 mỗi ngày

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Mỗi ngày cơ thể tiêu thụ từ 300-900 mg DHA và EPA. Trong thời gian mang bầu phụ nữ cần từ 200mg DHA mỗi ngày trở nên để hỗ trợ cho thai nhi phát triển. Trong thời kì cho con bú mỗi ngày cũng cần bổ sung 200mg DHA để cung cấp đủ lượng DHA cho cả mẹ và bé.

Đối với trẻ từ 24 tháng tuổi cần 10-12 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần 250mg DHA mỗi ngày để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Đối với người lớn khỏe mạnh: Mỗi ngày từ 250-500mg DHA. Tuy nhiên bổ sung DHA vào cơ thể là an toàn nhưng không nên dùng quá 2g mỗi ngày, sử dụng liều lượng trên 2g cũng không mang lại lợi ích thêm. Để phòng ngừa bệnh tim mạch, nên dùng 300-600mg DHA và EPA mỗi ngày. Đối với những người đang bị chấn thương, suy giảm trí nhớ, đang bị mất trí nhớ tạm thời được chuyên gia tư vấn sử dụng từ 900-1,700 mg có thể cải thiện được khả năng của não bộ.

Như vậy qua bài viết trên cho chúng ta thấy DHA quan trọng như thế nào với cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu được phần nào về DHA và cách bổ sung cho cơ thể hiệu quả nhất.

Thân thiện cam kết
Thân thiện cam kết
Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển
Giao nhanh 2 giờ
Giao nhanh 2 giờ
Đổi trả 30 ngày
Đổi trả 30 ngày
0916 893 886 Messenger Chat Zalo

(5h30 - 23h)