Xem thêmMỗi lọ thuốc bột pha tiêm Cefoxitin 2g có chứa những thành phần chính như là:
Cefoxitin (dưới dạng cefoxitin natri) 2g
Tá dược: không.
Hướng dẫn sử dụng Thuốc Cefoxitin 2g
Thuốc Cefoxitin 2g cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Dưới đây là liều lượng tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
Cách sử dụng:
Cefoxitin được dùng bằng cách tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Ngoài ra, khi cần một liều cao cefoxitin, phương pháp truyền tĩnh mạch liên tục được áp dụng.
Liều dùng tham khảo:
Liều lượng và đường tiêm tùy thuộc vào mức độ của sự nhiễm khuẳn, tính nhạy cảm của vi khuẩn và tình trạng của bệnh nhân.
Người lớn:
Liều thông thường: 1-2 g/lan, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ.
Trường hợp nhiễm trùng nặng: liều dùng có thể tăng lên đến 12g/ngày.
Liều dùng được khuyến cáo theo loại nhiễm khuẩn như sau:
Loại nhiễm khuẩn | Liều lượng |
Các loại nhiễm khuẩn chưa có biến chứng như: viêm phổi, nhiễm trùng da | 1g IV mỗi 6 – 8 giờ, 3 – 4 g/ngày |
Nhiễm trùng tiết niệu chưa có biến chứng | 1g IV mỗi 6 – 8 giờ, 3 – 4 g/ngày hoặc 1g IM x 2 lần/ngày |
Nhiễm trùng vừa đến nặng | 1g IV mỗi 4 giờ hoặc 2g IV mỗi 6 – 8 giờ, 6 – 8 g/ngày |
Nhiễm trùng cần sử dụng liều cao như hoại tử khí | 2g IV mỗi 4 giờ hoặc 3g IV mỗi 6 giờ, 12 g/ngày |
Lậu chưa có biến chứng | Liều duy nhất 2g IM/ngày kết hợp với uống 1g probenecid cùng lúc hoặc trước đó 1 giờ |
Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên:
Liều khuyến cáo: 20-40 mg/kg/lần, mỗi 6 – 8 giờ.
Trường hợp nhiễm trùng nặng, liều dùng có thể tăng lên đến 200 mg/kg/ngày và không vượt quá 12 g/ngày.
Bệnh nhân suy thận:
Liều khởi đầu 1-2g, liều duy trì theo khuyến cáo như sau:
Độ thanh thải creatinine (ml/phút) | Liều lượng |
30 – 50 | 1 – 2g, mỗi 8 đến 12 giờ |
10 – 29 | 1 – 2g, mỗi 12 đến 24 giờ |
5 – 9 | 0,5 – 1g, mỗi 12 đến 24 giờ |
<5 | 0,5 – 1g, mỗi 24 đến 48 giờ |
Nếu bệnh nhân có thẩm phân máu, thêm một liều tương tự như liều khởi đầu sau mỗi lần thẩm phân.
Dự phòng trong phẫu thuật:
Người lớn: dùng liều 2 g tiêm bắp trước khi phẫu thuật 1 giờ hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch 30 – 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật, sau đó lặp lại liều 2 g cứ mỗi 6 giờ trong vòng không quá 24 giờ.
Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên: dùng liều 30 – 40 mg/kg tiêm bắp trước khi phẫu thuật 1 giờ hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch 30-60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật, sau đó lặp lại liều 30 – 40 mg/kg cứ mỗi 6 giờ trong vòng không quá 24 giờ.
Trường hợp mổ lấy thai:
2g IV ngay sau khi kẹp cuống rốn. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng phác đồ 3 liều tiêm, trong đó 2 liều tiếp theo được tiêm tương ứng từ 4 giờ và 8 giờ sau khi tiêm liều khởi đầu.
Hướng dẫn cách pha thuốc tiêm
Để tránh nhiễm khuẩn khi tiêm, quá trình pha thuốc phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Dung dịch phải không có các phần tử lạ khi kiểm tra cảm quan, trong suốt và không đổi màu khi dùng.
Dung dịch phải được sử dụng ngay sau khi pha.
Thuốc chỉ dùng một lần, dung dịch còn thừa phải được loại bỏ.
Tiêm bắp sâu: hòa tan 2 g cefoxitin với 4 ml nước cất pha tiêm. Lắc đều cho đến khi bột thuốc hòa tan và được dung dịch trong suốt có nồng độ khoảng 400 mg/ml. Dung dịch sau khi pha được tiêm bắp sâu vào nơi có khối cơ lớn và tránh tiêm vào mạch máu.
Tiêm tĩnh mạch chậm: hòa tan 2 g cefoxitin với 10 ml hoặc 20 ml nước cất pha tiêm. Lắc đều cho đến khi bột thuốc hòa tan được dung dịch trong suốt có nồng độ khoảng 180 mg/ml hoặc 95 mg/ml. Dung dịch sau khi pha được tiêm tĩnh mạch trực tiếp trong 3 đến 5 phút.
Truyền tĩnh mạch không liên tục hoặc liên tục: hòa tan 2 g cefoxitin với 10 ml nước cất pha tiêm. Lắc đều cho đến khi bột thuốc hòa tan được dung dịch trong suốt có nồng độ khoảng 180 mg/ml. Dung dịch này tiếp tục được pha loãng trong 50 ml đến 1000 ml dung môi như:
Dung dịch natri clorid 0,9%
Dung dịch dextrose 5% hoặc 10%
Dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,9%
Dung dịch Ringer lactat
Với phương pháp tiêm truyền không liên tục, cần chú ý tạm thời ngưng truyền các dung dịch khác trong quá trình truyền dung dịch cefoxitin.
Độ ổn định dung dịch sau khi pha:
Các dung dịch tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch sau khi pha ổn định về mặt lý hóa trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ 25°C và 7 ngày ở nhiệt độ dưới 5°C sau khi pha.
Các dung dịch dùng cho tiêm truyền ổn định về mặt lý hóa trong vòng 18 giờ ở nhiệt độ 25°C và 48 giờ ở nhiệt độ dưới 5°C.
Dung dịch sau khi pha nên sử dụng ngay để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu dung dịch sau khi pha không được sử dụng ngay thì thời gian và điều kiện bảo quản dung dịch là trách nhiệm của người sử dụng.
Cần làm gì khi một lần quên không dùng thuốc?
- Khi bạn một lần quên không dùng thuốc, chỉ cần uống liều tiếp theo và tiếp tục dùng thuốc theo liệu pháp đã được khuyến cáo.
- Không được gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Chống chỉ định sử dụng Thuốc Cefoxitin 2g
Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng không nên sử dụng:
Người bệnh có tiền sử dị ứng với cefoxitin, các kháng sinh khác thuộc nhóm beta- lactam hoặc các thành phần của thuốc.
Cảnh báo và thận trong khi sử dụng Thuốc Cefoxitin 2g
Trong quá trình sử dụng Cefoxitin 2g, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
Cần tìm hiểu tiền sử dị ứng của người bệnh đối với cefoxitin, các cephalosporin, các penicilin hoặc các thuốc khác trước khi tiến hành điều trị.
Tiêu chảy có liên quan Clostridium difficile đã được báo cáo khi dùng cefoxitin. Nếu đã xảy ra hoặc nghi ngờ có tiêu chảy liên quan C. difficile, cần ngừng sử dụng các kháng sinh không có tác dụng trên C. difficile. Bổ sung nước, điện giải và protein, kháng sinh chống C. difficile và tiến hành can thiệp ngoại khoa nếu có chỉ định lâm sàng.
Cần chú ý giảm liều ở bệnh nhân suy thận do nguy cơ nồng độ thuốc trong máu tăng cao và kéo dài khi chức năng thận suy giảm.
Các kháng sinh (kể cả các cephalosporin) cần được dùng thận trọng ở người bệnh có tiền sử mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là viêm ruột. Cũng như các kháng sinh khác, dùng kéo dài cefoxitin làm phát triển các chủng đề kháng. Nếu có bội nhiễm xảy ra, các liệu pháp điều trị thích hợp khác cần được tiến hành.
Chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc ở bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi, do dó không chỉ định cefoxitin cho đối tượng này.
Thận trọng khi dùng đồng thời các kháng sinh nhóm cephalosporin với các aminoglycosid do làm tăng nguy cơ gây độc trên thận.
Sử dụng thuốc Cefoxitin 2g cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Chưa có dữ liệu đầy đủ cho việc dùng cefoxitin ở bệnh nhân đang trong thời kì mang thai. Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết và tuân theo hướng dẫn của bác sỹ, cần cần nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành điều trị.
Phụ nữ cho con bú:
Một lượng nhỏ cefoxitin được bài tiết qua sữa mẹ, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng của Thuốc Cefoxitin 2g lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có tài liệu nào cho thấy sử dụng cefoxitin có ảnh hưởng đến việc lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác, tương kỵ của thuốc Cefoxitin 2g
Tương tác giữa thuốc Cefoxitin 2g với các thuốc khác
Dùng đồng thời các cephalosporin với các thuốc nhóm aminoglycosid làm tăng độc tính trên thận.
Nồng độ cefoxitin trong máu cao (>100 mcg/ml) có thể ảnh hưởng đến các test đo nồng độ creatinin trong huyết thanh và nước tiểu bằng phản ứng Jaffé. Không nên phân tích nồng độ creatinin trong huyết thanh bệnh nhân trong vòng 2 giờ sau khi tiêm cefoxitin.
Các cephalosporin làm ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của các thuốc chống đông như phenindion, wafarin.
Dùng đồng thời cefoxitin và probenecid uống làm ngăn cản sự bài tiết ở ống thận của cefoxitin, dẫn đến làm tăng và kéo dài nồng độ của cefoxitin trong máu.
Nồng độ cefoxitin trong máu cao có thể ảnh hưởng phép đo nồng độ của 17-hydroxy- corticosteroid bằng phản ứng Porter-Sillber.
Cefoxltin có thể làm phản ứng tìm glucose trong nước tiểu cho kết quả dương tính giả.
Tương kỵ của thuốc
Cũng như các kháng sinh nhóm beta-lactam, cefoxitin tương kỵ với các dung dịch aminoglycosid (như gentamicin sulfat, tobramycin sulfat, amikacin sulfat).
Tác dụng phụ của thuốc Cefoxitin 2g
Trong quá trình sử dụng Cefoxitin 2g thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Cefoxitin, thường được dung nạp tốt. Các tác dụng không mong muốn xảy ra khoảng 8,5% thường ở mức độ nhẹ và nhất thời, hiếm khi phải ngừng thuốc.
Phản ứng tại chỗ: các trường hợp viêm tắc tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch xảy ra khoảng 2,5% trong các trường hợp dùng thuốc qua đường tĩnh mạch. Khoảng 1,7% trường hợp khác đã được báo cáo xảy ra các tác dụng phụ tại chỗ như đau khi truyền tĩnh mạch, hóa cứng tĩnh mạch, ban đỏ hoặc xuất tiết. Đau, hóa cứng và tăng nhạy cảm với đau có thể xảy ra tại vị trí tiêm bắp cũng đã được ghi nhận.
Phản ứng dị ứng: ban da như viêm da tróc vảy, mày đay xảy ra khoảng 1,7% trường hợp. Các phản ứng dị ứng khác như ngứa, sốt và các phản ứng mẫn cảm khác hiếm khi xảy ra (như phản ứng phản vệ dẫn đến tử vong).
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn và tiêu chảy hiếm khi xảy ra.
Tim mạch: hạ huyết áp.
Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu và hoạt động tủy xương bị ức chế. Một số trường hợp, như bệnh nhân mắc chứng azotaemia, có thể gặp kết quả dương tính giả trong thử nghiệm Coombs trực tiếp khi tiến hành điều trị với cefoxitin.
Chức năng gan: tăng thoảng qua nồng độ trong máu của AST, ALT, LDH và alkaline phosphatase, vàng da có thể xảy ra khi điều trị với cefoxitin.
Chức năng thận: tăng creatin huyết tương và/hoặc ure máu. Điều trị với các cephalosporin, suy thận cấp hiếm khi xảy ra.
Ngoài các tác dụng phụ đã được báo cáo khi điều trị với cefoxitin, một số tác dụng phụ khác xảy ra khi điều trị với các kháng sinh nhóm cephalosporin cũng cần được chú ý như nổi mề đay, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, các phản ứng giống bệnh huyết thanh, đau bụng, viêm đại tràng, rối loạn chức năng thận, độc thận, kết quả dương tính giả đối với các xét nghiệm xác định glucose trong nước tiểu, rối loạn chức năng gan bao gồm ứ mật, bilirubin tăng cao, thiếu máu bất sản, xuất huyết, thời gian prothrombin kéo dài, thiếu máu toàn diện, mất bạch cầu hạt, bội nhiễm, viêm âm đạo bao gồm viêm âm đạo do nhiễm Candida.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng: Triệu chứng thường gặp khi quá liều cefoxitin là co giật và các biểu hiện như gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Xử trí: Cần ngừng ngay việc điều trị với cefoxitin và tiến hành các biện pháp hỗ trợ và cấp cứu kịp thời. Thẩm phân máu có thể loại được cefoxitin ra khỏi tuần hoàn.
Khi nào cần tham vấn bác sỹ
Cần tham vấn ý kiến bác sỹ khi:
- Có bất kỳ phản ứng không mong muốn nào xảy ra.
- Trẻ em dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Nếu bạn có thai hoặc đang cho con bú, tham vấn bác sỹ trước khi dùng thuốc.
Đặc tính dược lực học
Nhóm dược lý kháng sinh nhóm beta-lactam.
Cefoxitin là một caphalosporin thế hệ 2 có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vách tếi bào vi khuẩn. Cấu trúc hóa học của cefoxitin có chứa nhóm 7-a- methoxy trên vòng bela-lactam nên cefoxitin khá bền vững với men beta-lactamase, kể cả penicilinase và cephalosporinase.
Phổ kháng khuẩn:
In vitro, cefoxitin có tác dụng trên nhiều loài vi khuẩn Gram dương và Gram âm, bao gồm:
Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: các chủng Staphylococus (kể cả các chủng poagulase dương tính, coagulase âm tính hoặc các chủng sinh penicilinase), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae.
Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Escherichia coli, Haemophillus influenzae, Klebsiella spp. (kể cả K. pneumoniae), Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sinh peniilinase), Neisseria meningitidis, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp. (kể cả Providencia rettgen).
Vi khuẩn Gram dương kỵ khí: Clostridium spp., Peptococcus niger, Peptostreptococcus spp. – Vi khuẩn Gram âm kỵ khí: Bacteroides distasonis, Bacteroides fragilis, Bacteroides ovatus, Bacteroides spp.
Hầu hết các chủng Enterococcus (như Enterococcus faecalis) và các chủng Pseudomonas spp. đề kháng với cefoxitin.
Các chủng Staphylococcus kháng methicilin hầu hết đều kháng lại cefoxitin.
Đặc tính dược động học
Cefoxitin không hấp thu qua đường tiêu hóa nên được sử dụng bằng đường tiêm dưới dạng muối natri. Với liều 1 g tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30 microgam/ml từ 20 đến 30 phút sau khi tiêm. Với liều 1g tiêm tĩnh mạch, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 125, 72, và 25 microgam/ml tương ứng tại 3, 30, 120 phút sau khi tiêm.
Khoảng 70% cefoxitin gắn vào protein huyết tương. Thời gian bán thải trong huyết tương của cefoxitin khoảng 45 – 60 phút và kéo dài khi chức năng thận suy giảm. Cefoxitin phân bố rộng đến các cơ quan nhưng ở nồng độ thấp trong dịch não tủy kể cả khi màng não bị viễm. Thuốc qua được nhau thai và được tìm thấy trong sữa mẹ. Nồng độ thuốc đạt được đáng kể trong mật.
Thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận ở dạng không đổi, khoảng 2% thuốc được chuyển hóa thành descarbamylcefoxitin không có hoạt tính. Cefoxitin được bài tiết qua nước tiểu thông qua cơ chể lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận, khoảng 85% liều dùng được tái hấp thu trong vòng 6 giờ. Probenecid làm chậm quá trình thải trừ của cefoxitin. Sau khi tiêm bắp liều 1 g, nồng độ đỉnh trong nước tiểu đạt cao hơn 3 mg/ml. Thẩm tách máu có thể loại cefoxitin ra khỏi tuần hoàn.
Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng
Hiện chưa có thông tin. Đang cập nhật.
Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng Thuốc Cefoxitin 2g
- Không nên dùng Thuốc Cefoxitin 2g quá hạn (có ghi rõ trên nhãn) hay khi có sự nghi ngờ về chất lượng thuốc.
- Thuốc này chỉ dùng theo đơn của Bác sĩ.
- Nếu cần thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến Bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Mô tả Cefoxitin 2g
Thuốc Cefoxitin 2g được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, bột màu trắng hoặc gần trắng, được đựng trong lọ thủy tinh nút kín, bên ngoài là hộp giấy cartone màu trắng + tím. Mặt trước phía bên trái là màu tím nhạt, ở chính giữa là dải màu tím đậm có in tên thuốc màu trắng, logo thương hiệu Imexpharm được in màu xanh ở góc trên hộp và hai mặt có in thông tin chi tiết về thành phần, nhà sản xuất, chỉ định, cách dùng, ….
Lý do nên mua Cefoxitin 2g tại nhà thuốc
- Cam kết sản chính hãng.
- Ngày sản xuất mới, hàng cam kết chất lượng.
- Hoàn tiền 100% nếu hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
- Giao hàng tận nơi, nhận hàng rồi mới thanh toán (COD).
- Được dược sỹ tư vấn miễn phí trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đổi trả hàng trong 10 ngày nếu giao hàng không đúng như thông tin sản phẩm.
- Sản phẩm đều có giấy chứng nhận, hóa đơn đỏ.
Hướng dẫn bảo quản
Nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ dưới 30 độ C và để xa tầm tay của trẻ em.
Thời hạn sử dụng Thuốc Cefoxitin 2g
24 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Quy cách đóng gói sản phẩm
Hộp 1 lọ hoặc hộp 10 lọ, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Khối lượng tịnh: 50g.
Dạng bào chế: thuốc bột pha tiêm.
Thuốc Cefoxitin 2g mua ở đâu
Thuốc Cefoxitin 2g có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, hoặc quý vị có thể đặt hàng ngay trên các trang web. Hiện sản phẩm cũng đang được bán chính hãng tại hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện.
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà thuốc THÂN THIỆN
- Hotline: 0916893886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thuốc Cefoxitin 2g giá bao nhiêu
Thuốc Cefoxitin 2g có giá bán trên thị trường hiện nay là: 0.000đ/ hộp 1 lọ. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệnh nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Giấy phép xác nhận từ Bộ Y Tế
Số đăng ký lưu hành: VD-26842-17
Đơn vị sản xuất và thương mại
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm.
Địa chỉ: Số 22, đường số 2, KCN Việt Nam – Singapore II, Phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Xuất xứ
Việt Nam
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.