Giá liên hệ
Xuất xứ | Việt Nam |
Quy cách | Hộp 1 bơm tiêm 0.5ml |
Thương hiệu | Dược Nanogen |
Chuyên mục | Tác dụng với máu |
Nanokine 4000 IU 0,5ml được cấp phép bởi Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với công dụng điều trị thiếu máu và giảm bớt truyền máu trong các trường hợp như suy thận mãn tính, ung thư, viêm đa khớp, HIV và khi phẫu thuật.
Nội dung chính
Nanokine 4000 IU 0,5ml là một hormone thiết yếu để tạo từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương giúp kích thích tính gián phân các tế bào gốc hồng cầu và các tế bào tiền thân sớm hồng cầu. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, dùng theo đường tiêm, thích hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Nanokine 4000 IU 0,5ml được chỉ định điều trị trong các trường hợp:
Sản phẩm đã được Cục Dược – Bộ Y tế cấp phép dưới dạng thuốc kê đơn, chỉ bán theo đơn của bác sỹ. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em.
Mỗi ml dung dịch có chứa:
Dược chất: Recombinant Human Erythropoietin alfa 4000 IU
Tá dược: Natri citrate, Natri clorid, Acid citric, Polysorbat 80 (tween 80), Benzyl alcohol, Nước cất pha tiêm.
Thuốc này cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Dưới đây là liều lượng tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Tác dụng điều trị erythropoietin phụ thuộc vào liều, tuy nhiên liều cao hơn 300 đơn vị/kg, tuần 3 lần không cho kết quả tốt hơn. Liều erythropoietin tối đa an toàn chưa được xác định. Dùng thêm sắt hoặc L – carnitin làm tăng đáp ứng với erythropoietin, do đó có thể giảm liều thuốc cần dùng để kích thích tạo hồng cầu.
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn:
Tiêm tĩnh mạch: Liều ban đầu thường dùng là 50–100 IU/kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay khi cứ mỗi hai tuần thì hematocrit tăng lên được trên 4%. Nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng lên được 5% đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt thì cần phải tăng liều. Hematocrit không được tăng cao hơn 36%. Cần tính toán liểu theo từng người bệnh, liều duy trì từ 12,5 đến 525 IU/kg, tuần ba lần. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều, nhưng nếu dùng liều cao hơn 300 IU/kg, tuần 3 lần, cũng không cho kết quả tốt hơn. Liều dùng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối là từ 3 IU/kg/liều đến 500 IU/kg/liều, tuần ba lần, bắt đầu với liều thấp rồi tăng dần từng nấc tùy theo đáp ứng huyết học. Liều có thể tăng gấp hai lần liều trước và cách nhau từ 1 đến 2 tuần.
Tiêm dưới da: Erythropoietin thường được dùng với liều ban đầu từ 50-100 IU/kg, tuần ba lần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30% tới 36% hay tăng trên 4% trong vòng 2 tuần. Cần phải tăng liều nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng được 5% đến 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều nhưng dùng liều cao hơn 300 IU/kg, tuần ba lần cũng không cho kết quả tốt hơn. Cần tính tiền theo từng trường hợp, mỗi tháng không nên thay đổi liều quá 1 lần, trừ khi có chỉ định lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì mỗi tuần xuống từ 23% đến 52% khi tiêm dưới da hơn là tiêm tĩnh mạch (vì thuốc được hấp thu từ đường dưới da chậm hơn). Liều tiêm dưới da để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức 9,4% đến 10g/decilít là từ 2800 đến 6720 IU mỗi tuần, so với 8350 đến 20300 IU mỗi tuần khi tiêm tĩnh mạch.
Erythropoietin có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, nên dùng đường tĩnh mạch ở người bệnh phải thẩm phân. Tiêm dưới da phải mất nhiều ngày hơn để đạt tới nồng độ hemoglobin cần đạt so với tiêm tĩnh mạch. Có thể tiêm erythropoietin vào bắp thịt (cơ delta) với liều từ 4000 đến 8000 IU, tuần một lần, hematocrit có thể tăng lên 30% đến 33%. Tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da.
Liều khuyên dùng ở trẻ em: Liều dùng ban đầu là 150 IU / kg tiêm dưới da, tuần ba lần; nếu hematocrit tăng lên đến mức 35%, giảm liều từng nắc 25 IU/kg/liều và ngừng dùng thuốc nếu hematocrit đạt đến mức 40%. Cách dùng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ em suy thận giai đọan cuối thẩm phân màng bụng.
Điều chỉnh liều trong khi thâm phân:
Lọc máu: Erythropoietin được dùng 12 giờ sau khi chạy thận nhân tạo xong.
Thâm phân phúc mạc: Cách hữu hiệu là dùng thuốc một, hai hoặc ba lần một tuần. Sau khi dùng 2000 đến 8000 IU, mỗi tuần một lần trong thời gian từ 2 đến 10 tháng, trung bình hematocrit tăng từ 20% đến 30%. Hoặc có thể dùng liều từ 60 đến 120 IU/kg, tiêm dưới da, một tuần hai lần. Liều tiếp theo sau đó phải dựa theo đáp ứng hemoglobin. Liều cần dùng để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức từ 11 đến 11,5 g/decilít là từ 12,5 đến 50 IU/kg, 3 lần/tuần. Sinh khả dụng của erythropoietin dùng theo đường tiêm dưới da (22 %) gấp 7 lần đường tiêm vào phúc mạc (3 %); 3 đến 4 ngày sau khi tiêm dưới da, thuốc vẫn còn trong huyết thanh.
Thiếu máu do hóa trị liệu ung thư:
Cần phải bắt đầu với liều 150 IU/kg tiêm dưới da, 3 lần/tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng liều lên tới mức 300 IU/kg. Dùng liều cao hơn cũng không tăng hiệu quả. Trong quá trình điều trị, nếu hematocrit cao hơn 40 % thì phải tạm ngừng dùng erythropoietin cho đến khi hematocrit giảm xuống thấp hơn 36 %, sau đó cần giảm 25% liều và điều chỉnh lại.
Giảm nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật:
Erythropoietin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thiếu máu (hemoglobir từ 10 đến 13 g/decilit) chuẩn bị phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm giảm nhu cầu phải truyền máu dị gen, hoặc người bệnh có nguy cơ
cao mất máu nhiều cần phải được truyền máu trước, trong và sau phẫu thuật. Liều khuyên dùng là 300 IU/kg/ngày, tiêm dưới da 10 ngày trước khi mổ, trong ngày mổ và 4 ngày sau khi mổ. Một cách khác là tiêm dưới da 600 IU/kg, tuần một lần (trước ngày mổ 21, 14, và 7 ngày) thêm liều thứ tư vào ngày mổ. Cần phải bổ sung sắt. Erythropoietin tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (300 IU/kg/ngày cho đến khi có đáp ứng thích hợp, sau đó 150 IU/kg, cách một ngày) trong 3 đến 10 ngày, kết hợp với folat, cyanocobalamin, uống hoặc tiêm sắt và tăng cường dinh dưỡng có thể làm hemoglobin hay hematocrit tăng mỗi ngày lên 5% hoặc hơn nữa.
Thiếu máu ở bệnh nhân điều trị bằng zidovudine:
Liều ban đầu được khuyên dùng để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân nhiễm HIV điều trị bằng zidovudin là 100 IU/kg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, 3 lần/tuần trong 8 tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng thêm từ 50 đến 100 IU cho mỗi kg, 3 lần/ngày.
Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng không nên sử dụng:
Tăng huyết áp không kiểm soát được.
Mẫn cảm với erythropoietin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
U tủy xương ác tính.
Bệnh nhân đã có tiến triển chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) sau khi điều trị bằng các chế phẩm chứa erythropoietin. (xem thêm mục Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc và mục Tác dụng không mong muốn).
Trong quá trình sử dụng Nanokine 4000 IU 0,5ml, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
Không nên sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, do thuốc có thành phần tá dược benzyl alcohol.
Bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim.
Bệnh nhân bắt đầu tăng huyết áp, hoặc đi cùng với nhức đầu, nên điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp huyếp áp tăng khó kiểm soát, bệnh nhân cần phải được theo dõi cẩn thận cho đến khi huyết áp được kiểm soát thích hợp. Bệnh nhân tăng trương lực cơ mà không kiểm soát được chuột rút, có tiền sử động kinh.
Bệnh nhân tăng tiểu cầu.
Có bệnh về máu kể cả thiếu máu hồng cầu liềm, các hội chứng loạn sản tủy, tình trạng máu dễ đông.
Bệnh nhân xuất huyết não.
Dùng erythropoietin cho các vận động viên bị coi là dùng chất kích thích, nếu thiếu giám sát của thầy thuốc và không theo dõi tình trạng mất nước trong khi thi đấu đòi hỏi dai sức thì dễ xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về sự thay đổi độ quánh của máu, có thể gây tử vong.
Tác dụng của erythropoietin bị chậm hoặc giảm do nhiều nguyên nhân như: thiếu sắt, nhiễm khuẩn, viêm hay ung thư, bệnh về máu ( thiếu máu thalassemi, thiếu máu kháng trị liệu, tủy xương loạn sản), thiếu acid folic hoặc thiếu vitamin B12, tan máu, nhiễm độc nhôm.
Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) liên quan đến việc sử dụng các erythropoietin đã được ghi nhận với tỷ lệ rất hiếm gặp. PRCA xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính sử dụng erythropoietin đường tiêm dưới da. Hội chứng này được mô tả bởi hiện tượng mất giảm đột ngột hiệu quả của thuốc, tình trạng thiếu máu trầm trọng thêm, giảm hemoglobin (1–2g/dl hoặc 0.62–1.25 mmol / L mỗi tháng) , số lượng hồng cầu lưới thấp (< 10000 tế bào/mL) và sự có mặt kháng thể trung hòa kháng erythropoietin.
Cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nếu hiệu quả bị giảm hoặc mất đột ngột, tình trạng thiếu máu trầm trọng thêm, cần đánh giá những nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng không đáp ứng với thuốc như: thiếu hụt sắt, folat, vitamin B12; nhiễm độc nhôm, nhiễm khuẩn hoặc viêm, mất máu và thẩm tách máu. Nếu nghi ngờ bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) và không phát hiện ra các nguyên nhân khác, cần ngừng dùng erythropoietin, làm xét nghiệm kháng thể kháng erythropoietin và tủy xương đồ. Không nên chuyển sang các erythropoietin khác do kháng thể có khả năng phản ứng chéo giữa các erythropoietin. Cần loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây PRCA và áp dụng các biện pháp xử trí phù hợp.
Ở những bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị thiếu máu làm tăng sự thèm ăn ở bệnh nhân, và lượng kali ăn vào. Nếu xảy ra tăng kali huyết ở những bệnh nhân đang thẩm tách, cần phải điều chỉnh chế độ ăn và chế độ thẩm tách. Tăng ure và cretinin tiền thẩm tách có thể xảy ra ở vài bệnh nhân do sự tăng lượng protein ăn vào, trong trường hợp này chế độ cần phải được điều chỉnh. Những bệnh nhân thẩm tách máu phải được theo dõi cẩn thận sự tăng đông máu, nếu xuất hiện tăng đông máu , tăng thẩm tách heparin.
Chưa có thử nghiệm sử dụng erythropoietin alfa trong quá trình mang thai, chỉ dùng thuốc trong thai kỳ nếu ích lợi của việc dùng thuốc cao hơn nguy hiểm có thể có.
Không có bằng chứng cho thấy erythropoietin alfa bài tiết qua sữa người. Nên thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Dùng các thuốc ức chế enzyme chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người bệnh giảm chức năng thận.
Chưa có những tương tác lâm sàng quan trọng giữa Erythropoietin alfa và các thuốc khác. Tuy nhiên hiệu quả của Erythropoietin alfa tăng khi sử dụng đồng thời với sắt sulfat khi có triệu chứng thiếu sắt.
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với thuốc khác.
Trong quá trình sử dụng Nanokine 4000 IU 0,5ml thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Tác dụng phụ tương đối nhẹ và thường phụ thuộc liều. Tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ hơn tiêm dưới da.
Thường gặp (ADR > 1/100)
Toàn thân: Nhức đầu, phủ, ớn lạnh và đau xương (triệu chứng giống giả cúm)
chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục đông máu trong máy thẩm tách, tiểu cầu tăng nhất thời.
Máu: Thay đổi quá nhanh về hematocrit, tăng kali huyết.
Thần kinh: Chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
Da: Kích ứng tại chỗ, mụn trứng cá, đau ở chỗ tiêm dưới da.
Hiếm gặp (ADR < 1/100)
Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) sau nhiều tháng đến nhiều năm điều trị bằng erythropoietin đã được ghi nhận với tỷ lệ rất hiếm gặp (< 1/10000). ( xem thêm mục Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc ).
Tuần hoàn: Tăng tiểu cầu, cơn đau thắt ngực.
Vã mồ hôi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần theo dõi hematocrit một cách thường xuyên và điều chỉnh liều theo đáp ứng nồng độ hemoglobin.
Để tránh tăng đông máu gây tắc mạch, sau khi đã tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì tiêm thêm ngay 10 mL dung dịch muối đẳng trương và tăng liều heparin trong khi chạy thận nhân tạo đề phòng huyết khối.
Khi tăng huyết áp tới mức nguy hiểm mà các liệu pháp chống tăng huyết không có kết quả. Có thể thực hiện thủ thuật mở tĩnh mạch khi nồng độ hemoglobin (Hb) tăng quá mức.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Giới hạn điều trị của erythropoietin rất rộng. Quá liều erythropoietin có thể dẫn đến tăng huyết áp. Có thể trích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin quá cao. Nếu cần, điều trị hỗ trợ thêm .
Cần tham vấn ý kiến bác sỹ khi:
Erythropoietin là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương. Phần lớn hormon này do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxygen mô, một phần nhỏ (10 % đến 14 %) do gan tổng hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra erythropoietin ở bào thai). Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính giản phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân sớm hồng cầu (tiễn nguyên hồng cầu). Hormon này cũng còn có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu (CFU) thành tiền nguyên hồng cầu.
Sau khi tiêm khoảng 1 tuần, erythropoietin làm tăng đáng kể tế bào gốc tạo máu ngoại vi. Trong vòng 3 đến 4 tuần, hematocrit tăng, phụ thuộc vào liều dùng. Các tế bảo gốc (CFU- GM và CFUmix) bình thường không phải là những tế bào sản xuất hồng cầu. Như vậy, khi được dùng với liều điều trị, erythropoietin có tác dụng lên cả hai dòng tế bào (dòng hồng cầu và dòng tủy bảo).
Ở người bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc do mất máu kín đáo, erythropoietin có thể không gây được đáp ứng và duy trì tác dụng.
Tiêm tĩnh mạch: Thời gian bán hủy khoảng 4 giờ được đo lường sau khi dùng Erythropoietin alfa tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại với liều 50-100 IU/kg trên người khỏe mạnh và thời gian bán hủy dài hơn khoảng 5 giờ trên người suy thận, sau những liều 50, 100, 150 IU/kg. Thời gian bán hủy khoảng 6 giờ được ghi nhận ở bệnh nhi.
Tiêm dưới da: Nồng độ huyết thanh khi tiêm dưới da thấp hơn tiêm tĩnh mạch. Nồng độ huyết thanh gia tăng chậm và đạt đỉnh 12–18 giờ sau khi tiêm dưới da. Nồng độ đỉnh tiêm dưới da luôn thấp hơn tiêm tĩnh mạch. Không có tích lũy:
nồng độ huyết thanh vẫn không thay đổi cho dù những dữ liệu được thu nhận 24 giờ sau liều đầu tiên hay 24 giờ sau liều cuối cùng.
Thời gian bán hủy khi dùng tiêm dưới da khoảng 24 giờ.
Hoạt chất Erythropoietin alfa đã được làm rõ.
Thuốc Nanokine 4000 IU 0,5ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, được đựng trong bơm tiêm, bao bên ngoài là hộp giấy cartone màu cam + trắng, mặt trước có in tên thuốc, logo thương hiệu NANOGEN góc dưới bên trái và thông tin chi tiết về thành phần, nhà sản xuất, chỉ định, cách dùng,….
Tuân thủ chặt chẽ các điều kiện bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ 20C – 80C (tủ lạnh) trong bao bì đóng gói ban đầu. Không để đông đá. Tránh ánh sáng.
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân tự dùng thuốc tại nhà: cán bộ y tế cần thông tin cho bệnh nhân về cách bảo quản chế phẩm erythropoietin để đảm bảo việc tuân thủ đúng điều kiện bảo quản như khuyến cáo trên.
24 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Hộp 1 bơm tiêm đóng sẵn 0,5ml dung dịch thuốc, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Dạng bào chế: dung dịch tiêm.
Thuốc Nanokine 4000 IU 0,5ml có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, hoặc quý vị có thể đặt hàng ngay trên các trang web. Hiện sản phẩm cũng đang được bán chính hãng tại hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện.
Thuốc Nanokine 4000 IU 0,5ml có giá bán trên thị trường hiện nay là: 0.000đ/hộp 1 bơm tiêm. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệnh nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Số đăng ký lưu hành: QLSP-923-16
Công ty sản xuất: Công ty TNHH công nghệ sinh học dược Nanogen
Địa chỉ: lô I-5C, Khu công nghệ cao, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Việt Nam
Không có bình luận nào
Không hiển thị thông báo này lần sau.
Nguyễn Hoàng Phúc Đã mua tại nhathuocthanthien.com.vn
Sản phẩm này khá là ok nên mọi người mua về dùng nhé