Bệnh bướu cổ là gì?

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quạn trọng nhất cơ thể và có khối lượng khoảng 20 – 30mg. Tuyến giáp ở trước cổ, có hình dạng như cánh bướm mở rộng bao lấy mặt trước của khí quản nằm ngay dưới thanh quản. Tuyến giáp có vai trò sản sinh ra 2 loại hormone Triiodothyronine và Thyroxine làm nhiệm vụ điều hòa quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Bướu cổ là hiện tượng tuyến giáp bị phình to, trường hợp nhẹ có thể khó phát hiện, tuy nhiên nếu để lâu không điều trị bướu cổ có thể phát triển lớn hơn gây các cản trở khi hoạt động cổ, khi ăn (khó nuốt), khó thở,… . Bướu cổ là như là một cái chuông cảnh báo, báo hiệu sâu bên trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề cần giải quyết, hãy tìm hiểu và lắng nghe cơ thể bạn nhiều hơn.

Bướu cổ, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương pháp điều trị!
Bướu cổ, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương pháp điều trị!

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bướu cổ thường gặp có thể kể đến:

  • Thiếu i-ốt: là thành phần quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Người đã và đang bị mắc bệnh Graves: Khi bị bệnh Graves,bắt nguồn từ sự sai lầm của hệ miễn dịch khi các kháng thể được sinh ra đi tấn công nhầm vào tuyến giáp của bạn, làm tuyến giáp sản sinh ra 1 lượng lớn hormone T4 dư thừa làm tuyến giáp sưng to.
  • Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Cũng bắt nguồn từ rối loạn hệ miễn dịch, viêm tuyến giáp Hashimoto sẽ phá hủy tuyến giáp của bạn khiến sự sản sinh ra hormone quá ít, lúc này tuyến yên của bạn sẽ tạo ra một lượng lớn TSH nhằm tác động tuyến yên sản sinh ra hormone nhiều hơn, lúc này tuyến giáp làm việc quá mức trở nên phì đại.
  • Bệnh Bướu giáp đa nhân: đây là hiện tượng tuyến giáp của bạn xuất hiện các nốt sần ở 2 bên tuyến giáp của bạn dẫn đến sự mở rộng thể tích tuyến giáp gây bướu cổ.
  • Bệnh bướu giáp nhân: vẫn là các nốt sần xuất hiện nơi tuyến giáp, tuy nhiên đây là những nốt sần lành tính không dẫn tới ung thư, chỉ gây phì đại tuyến giáp.
  • Người có tiền sử từng mắc các bệnh về tuyến giáp có thể tăng khả năng mắc bệnh bướu cổ.
  • Do viêm nhiễm làm tuyến giáp phì đại.
  • Có thể tăng khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình bạn đã từng có người bị mắc bệnh, hoặc bạn bị rối loạn hệ miễn dịch bẩm sinh.

Để biết rõ nguyên nhân tại sao, bạn hãy tìm ngay tới phòng khám, bệnh viện gần nhất khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Phân loại bướu cổ, triệu chứng và dấu hiệu nhận biết:

Tùy vào kích thước của tuyến giáp mà người ta phân ra làm 2 loại bướu cổ:

  • Bướu cổ nhỏ: Sẽ khó nhận biết bởi giai đoạn này tuyến giáp chỉ hơi phình to ra, chỉ khi chú ý quan sát mới có thể phát hiện ra được. Bướu cổ nhỏ không gây triệu chứng gì đáng chú ý, bệnh nhân vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, không gặp phải khó khăn cản trở nào.
  • Bướu cổ lớn: Giai đoạn này thì rất dễ nhận biết, chỉ cần nhìn thoáng qua bạn cũng có thể phát hiện ra sự khác biệt nơi tuyến giáp phình đại. Giai đoạn bệnh này bướu cổ đã gây ra những khó khắn trong ăn uống, chèn ép khí quản gây khó thở, đôi khi gây ho khan, tức cổ.

Ở độ tuổi 40 trở xuống tuyến giáp còn nhỏ nhẹ, tản mạn 2 bên khí quản như cánh bướm xòe rộng, khi bước vào tuổi trung niên, khí quản bắt đầu trở nên cứng, xuất hiện các nốt cục ảnh hưởng tới việc sản sinh ra hormone.

Hậu quả:

Bướu cổ khi đã phát triển có thể gây phiền toái cũng như nguy hiểm cho người bệnh. Với các hậu quả :

  • Tuyến giáp phình đại, làm vùng cổ sưng to làm mất thẩm mỹ.
  • Bướu cổ to khiến bệnh nhân cảm khó hoạt động cổ, chèn ép khí quản, chèn ép thực quản gây khó nuốt, ho khan,… .
  • Bướu cổ do suy giáp thường gây các triệu chứng: lười hoạt động do yếu cơ, tình trạng da khô, da nứt nẻ, suy giảm trí nhớ, đường tiêu hóa kém, rụng tóc, móng tay cứng dễ gãy,… .
  • Bướu cổ do cường giáp gây nên các triệu trứng về mặt tâm lý gây lo lắng, căng thẳng, kéo theo mất ngủ, khó chịu, đôi khi có những trường hợp gây thay đổi về mặt sinh lý, rối loạn tiêu hóa,… .
  • Đối với trường hợp bướu cổ nặng, bướu giáp ác tính không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể di căn qua các vị trí cơ quan khác, nặng còn gây tử vong cho bệnh.

Phương hướng điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân và kích thước của tuyến giáp mà chia làm các phương pháp điều trị bướu cổ khác nhau:

  • Theo dõi: Trong trường hợp bướu cổ nhỏ, chưa gây phiền toái cho người bệnh thì tuyến giáp hiện tại vẫn đang hoạt động bình thường, chưa có gì nguy hiểm. Bác sĩ có thể chưa yêu cầu bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị, mà sẽ cho một list học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Điều trị bằng thuốc:
  • Suy giáp: Levothyroxine (Levothroid, Synthroid) có thể thay thế hormone tuyến giáp nhằm giải quyết nhanh các triệu chứng của suy giáp, đồng thời làm giảm kích thước của bướu.
  • Viêm tuyến giáp: Aspirin hoặc Corticosteroid thường được khuyên dùng nhờ vào tác dụng điều trị viêm.
  • Liên kết với cường giáp: Thuốc được khuyên dùng thường có tác dụng cân bằng lại hormone tuyến giáp.
  • Phẫu thuật: Đối với trường hợp nặng không thể chỉ dùng thuốc điều trị thì phương hướng được nghĩ tới nhiều nhất chính là phẫu thuật loại bỏ đi 1 phần hay cả tuyến giáp.
  • I-ốt phóng xạ: Đối với trường hợp tuyến giáp phải làm việc quá mức, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên dùng các i-ốt phóng xạ qua đường uống, nhờ máu đưa đến tuyến giáp phá hủy đi các tế bào tuyến giáp. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây suy tuyến giáp, cần sử dụng kèm theo Levothyroxine để thay thế hormone để giảm lượng công việc mà tuyến giáp phải đảm nhận.