Xuất xứ | Đức |
Quy cách | Hộp 5 ống x 10ml |
Thương hiệu | Industria |
Thuốc Falipan 2%, 10ml có nguồn gốc xuất xứ từ Đức và được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Được cấp phép bởi Cục quản lý Dược – Bộ Y tế. Thuốc có tác dụng gây tê vùng, gây tê tại chỗ.
THÂN THIỆN CAM KẾT
Falipan 2%, 10ml là thuốc tê tại chỗ, nhóm amid. Với thành phần dược chất chính là Lidocain hydroclorid. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc tiêm, dùng trực tiếp theo đường tiêm. Thuốc được dùng gây tê tại chỗ, gây tê vùng. Sản phẩm được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Falipan 2%, 10ml được chỉ định trong gây tê tại chỗ, gây tê vùng.
Sản phẩm đã được Cục Dược – Bộ Y tế cấp phép dưới dạng thuốc kê đơn, chỉ bán theo đơn của bác sỹ. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Falipan 2%, 10ml bao gồm những thành phần chính như là
20 mg Lidocain hydrochlorid (dưới dạng Lidocain hydrochlorid.H2O)
Tá dược: natri clorid, natri hydroxyd, nước cất pha tiêm.
Thuốc Falipan 2%, 10ml cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Dưới đây là liều lượng tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
Thuốc dùng theo đường tiêm
Sử dụng nồng độ và liều lượng nhỏ nhất có thể để có được hiệu quả điều trị mong muốn. Liều lượng tùy thuộc vào từng cá thể.
Lidocain hấp thu nhanh qua mô, liều tối đa là 300 mg lidocain hydrochlorid không có chất co mạch, hoặc không vượt quá liều 500 mg lidocain hydrochlorid có chất co mạch. Đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc trẻ con, phải điều chỉnh liều.
Liều lượng sử dụng để gây tê sẽ được tính theo trọng lượng cơ thể. Tùy theo phương pháp gây tê, nồng độ lidocain hydrochlorid.H2O trong dung dịch thuốc tiêm được khuyến cáo theo bảng dưới đây:
Gây tê bề mặt (không phụ thuộc nồng độ) | đến 300 mg | |
---|---|---|
Gây tê tiêm ngấm | đến 300 mg | 0,5-2% |
Gây tê tiêm ngấm và dẫn truyền trong nha khoa | đến 300 mg | 2% |
Gây tê phong bể thẩn kinh ngoại biên | đến 300 mg | l%-2% |
Gây tê phong bế hạch giao cảm | đến 100 mg | 1% |
Gây tê tủy sống | đến 300 mg | 1% |
Gây tê ngoài màng cứng | đến 300 mg | 0,5%-2% |
Gây tê vùng | đến 500 mg | 0,5%-2% |
Gây tê tĩnh mạch vùng | đến 300 mg | 0,5% |
Lidocain hydrochlorid có thể kết hợp với epinephrine – ngoại trừ gây tê tĩnh mạch vùng, để kéo dài tác dụng với tỉ lệ từ 1:100000 đến 1:200000. Đặc biệt trong lĩnh vực nha khoa, khi sử dụng thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng ngắn hay trung bình thì bắt buộc phải kết hợp với thuốc co mạch. Lidocain hydrochlorid kết hợp với epinephrine chỉ được sử dụng trên vùng mặt (răng, miệng, hàm).
Trong suy tim và bệnh gan, phải giảm tổng liều nạp ban đầu và tốc độ tiêm truyền để duy trì, cũng như khi tiêm truyền kéo dài. Cần thường xuyên đo nồng độ lidocain huyết tương và điều chỉnh liều để bảo đảm nồng độ huyết tương vẫn ở trong phạm vi điều trị (1.5 – 5 microgam/ml) để giảm thiểu độc tính của thuốc. Một số người bệnh có nhồi máu cơ tim cấp có thể cần nồng độ lidocain huyết tương cao hơn bình thường để duy trì hiệu lực chống loạn nhịp.
Trong trường hợp bệnh nhân suy thận, phải theo đối tình trạng bệnh nhân sau thời gian ngắn dùng thuốc gây tê tại chỗ, do thuốc gây tê tại chỗ được chuyển hóa nhanh trong máu làm máu bị nhiễm toan và tăng nhịp tim.
Trong trường hợp rối loạn chức năng gan, khả năng dung nạp thuốc gây tê tại chỗ có gốc amid bị giảm. Sự chuyển hóa qua gan cũng như sự gắn kết với protein huyết tương của thuốc tê cũng bị giảm, do đó cần phải giảm liều.
Trường hợp bệnh nhân bị động kinh, phải tăng cường theo dõi các triệu chứng thần kinh trung ương. Ngay cả khi sử dụng lidocain liều không cao, có thể gây tăng các cơn động kinh. Thuốc gây tê tại chỗ cũng gây ra hội chứng Melkersson-Rosenthal, phản ứng dị ứng và độc với hệ thần kinh.
Phải giảm liều ở những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim hoặc rối loạn tim (rối loạn lâm sàng liên quan đến tái cực và dẫn truyền xung động trong tim) và phải điều trị để các chức năng này trở lại ổn định. Tuy nhiên, có thể lựa chọn phương pháp phong bế thần kinh tại chỗ hay vùng.
Nên giảm khoảng 1/3 liều dùng đối với gây tê ngoài màng cứng khi sinh do sự thay đổi về điều kiện sinh lý cơ thể.
FAL1PAN được sử dụng bởi bác sĩ. Tùy thuộc vào phương pháp gây tê tương ứng, FALIPAN được tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch trong phương pháp gây tê vùng, tiêm vào mô (tiêm ngầm) hoặc được chỉ định tùy theo vị trí được gây tê để tiến hành sinh thiết.
FAL1PAN phải được sử dụng bởi người có đầy đủ kinh nghiệm về gây tê.
Về nguyên tắc, phải dùng nồng độ thấp lidocain hydrochlorid khi truyền liên tục.
Dung dịch tiêm này chỉ được dùng một lần. Thuốc phải được sử dụng ngay sau khi mở ống/lọ. Phần dung dịch còn lại nên được loại bỏ.
Trước khi tiêm, để đảm bảo an toàn phải xác định đúng vị trí tiêm, tránh vô ý tiêm vào mạch. Lidocain phải được tiêm từ từ và ngắt quãng. Trong và vài phút sau khi tiêm, phải theo dõi bệnh nhân liên tục. Phải chú ý đến các triệu chứng độc tính của lidocain đối với hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.
Về nguyên tắc, chỉ sử dụng liều nhỏ nhất thuốc gây tê mà vẫn đạt được hiệu quả gây tê mong muốn. Liều dùng tùy thuộc vào từng cá thể.
Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng sau đây không nên sử dụng:
Quá mẫn với thuốc tê nhóm amid; người bệnh có hội chứng Adams – Stokes hoặc có rối loạn xoang – nhĩ nặng, bốc nhĩ – thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc bốc trong thất (khi không có thiết bị tạo nhịp); rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Ngoài ra, chống chỉ định trong gây tê tại chỗ và gây tê vùng với nhóm bệnh nhân:
Khi gây tê ở vùng tủy sống (gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống) phải điều trị dự phòng đông máu, xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng.
Chú ý:
Không khuyến cáo gây tê tủy sống ở thanh thiếu niên và người lớn ở độ tuổi khoảng 30 độ thường xảy ra đau đầu sau khi chọc dò tủy sống ở những nhóm tuổi này.
Trong quá trình sử dụng Thuốc Falipan 2%, 10ml, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
Chỉ dùng FAL1PAN cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin khi có chỉ định vì FAL1PAN có thể gây rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Về nguyên tắc, phải đảm bảo bù khối lượng tuần hoàn đủ trước khi gây tê tại chỗ. Khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch lidocain phải theo dõi hệ tuần hoàn cẩn thận. Tất cả các phương tiện để hỗ trợ hô hấp, điều trị co giật cũng như hồi sức phải có sẵn.
Nếu bệnh nhân dị ứng với lidocain hydrochlorid, thì việc dị ứng chéo với các thuốc gây tê tại chỗ nhóm amid khác phải được dự phòng.
Khi tiêm tĩnh mạch phải theo dõi cẩn thận hệ tuần hoàn. Trước khi tiêm tĩnh mạch, đảm bảo các thiết bị hồi sức (như thiết bị thông khí và cung cấp oxy) và thuốc cấp cứu để điều trị ngộ độc phải có ngay.
Sau khi gây tê tĩnh mạch vùng sẽ tháo garo mạch máu nên làm gia tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Khi tiêm lidocain vào vùng đầu và cổ làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc hệ thần kinh trung ương.
Để tránh tác dụng phụ, cần chú ý các điểm sau:
Tùy thuộc vào phương thức gây tê tại chỗ, tác dụng không mong muốn nghiêm trọng có thể xảy ra:
Mặc dù phương pháp phong bế thần kinh tại chỗ và vùng là phương pháp gây tê nhẹ nhàng nhất, nhưng chỉ sử dụng Falipan sau khi đã xem xét kỹ nguy cơ và lợi ích. lidocain hydrochlorid có nồng độ > 1% không nên dùng trong sản khoa. Chống chỉ định dùng lidocain gây tê ngoài màng cứng trong khi sinh nếu có chảy máu nặng hoặc nguy cơ chảy máu nặng (như nhau tiền đạo hoặc sau khi nhau thai bong sớm).
Sau khi gây tê vùng với lidocain hydrochlorid trong sản khoa, triệu chứng độc tính có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh: nhịp tim chậm, bốc nhĩ thất (block AV) và nhịp tim nhanh.
Lidocain bài tiết vào sữa mẹ.
Bác sĩ sẽ quyết định từng trường hợp bệnh nhân có được phép lái xe hoặc vận hành máy móc hay không khi dùng Falipan.
Tương kỵ
Trong dung dịch kiềm, Falipan có thể bị kết tủa do lidocain tan ít trong dung dịch có tính kiềm.
Trong quá trình sử dụng Falipan 2%, 10ml thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi dùng Falipan tương tự với các thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid khác.
Các tác dụng bất lợi có thể xảy ra nếu nồng độ lidocain trong huyết tương vượt quá 5-10 ug/ml. Các triệu chứng này liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS) hoặc hệ tim mạch (CVS).
Tần số các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:
Đường hô hấp:
Đường tiêu hóa:
Bệnh tim:
Bệnh mạch máu:
Hệ thần kinh:
Rối loạn hệ miễn dịch:
Bệnh về mắt:
Cách dự phòng tốt nhất là phải tuân thủ theo liều khuyến cáo được chỉ định bởi bác sỹ. Phải theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ xảy ra (quan sát cả hành vi và lời nói của bệnh nhân) và phải rút lượng dịch chỉnh xác trước khi tiêm.
Nồng độ lidocain trong huyết tương ở liều điều trị thông thường cũng ảnh hưởng nhẹ đến huyết áp do tác dụng làm tăng co bóp cơ tim và ảnh hưởng đối với nhịp tim. Hạ huyết áp có thể là dấu hiệu đầu tiên liên quan đến việc quá liều do ảnh hưởng gây độc trên tim của lidocain.
Giống như các thuốc gây tê khác, không thể loại trừ triệu chứng tăng thân nhiệt ác tính. Nói chung, việc dùng lidocain với bệnh nhân có khả năng tăng thân nhiệt ác tính được xem là an toàn, mặc dù đã có báo cáo về việc xảy ra trường hợp tăng thân nhiệt ác tính ở bệnh nhân dùng lidocain để gây tê ngoài màng cứng.
Các triệu chứng của quá liều:
Lidocain hydrochlorid thể hiện độc tính kích thích thần kinh ở liều thấp nhất có thể gây độc, làm suy chức năng thần kinh trung ương ở liều gây độc. Quá liều lidocain hydrochlorid có thể được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn kích thích:
Giai đoạn xảy các chức năng:
Các triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc thuốc gây tê tại chỗ là các triệu chứng kích thích: bồn chồn, nôn, rối loạn thị giác, ù tai, cảm giác ngứa ran trong môi, dị cảm miệng. Nói lắp, ớn lạnh và co thắt cơ bắp là dấu hiệu của cơn co giật sắp xảy ra. Khi nồng độ lidocain trong huyết tương không đủ để gây co giật thì tạo càm giác buồn ngủ và an thần. Chúng trở thành cơn co cứng – co giật đầu tiên. Nhiễm độc vừa tới nặng hệ thần kinh trung ương làm gia tăng mức độ viêm cuống phổi với các triệu chứng như suy hô hấp và hôn mê hoặc tử vong.
Hạ huyết áp là dấu hiệu độc tính đầu tiên thường thấy xảy ra đối với hệ tim mạch và gây ra bởi sự ức chế xung thần kinh tim
Biện pháp cấp cứu và thuốc giải độc
Các biện pháp xử lý khác
Cần tham vấn ý kiến bác sỹ khi:
Lidocain là thuốc tê tại chỗ, nhóm amid. Chức năng cơ bản của lidocain là ức chế sự khử cực làm ức chế dẫn truyền thần kinh, như thần kinh trung ương (cảm giác, vận động), thần kinh thực vật cũng như ức chế dẫn truyền xung dộng tim. Lidocain làm mất khả năng dẫn truyền tại chỗ và có hồi phục của sợi thần kinh. Sau khi gây tê, thứ tự mất dần cảm giác là mất cảm giác đau, lạnh/nóng, xúc giác nông và xúc giác sâu.
Lidocain cũng có tác dụng chống loạn nhịp. Lidocain cũng có tác dụng kháng histamin và liệt thần kinh đối giao cảm nhưng tác dụng yếu. Không giống các thuốc gây tê khác, lidocain gây giãn mạch nơi tiêm.
Lidocain làm giảm tính thấm các cation, đặt biệt là ion Na và ion K ở nồng độ cao. Điều này ức chế dẫn truyền thần kinh do ức chế sự khử cực (giảm thính thấm của ion Na’). Lidocain gắn với các receptor của kênh natri ở mặt trong của màng tế bào, ngăn cản các ion Na’ đi vào tế bào, làm tế bào không khử cực được. Để lidocain gắn được vào mặt trong màng tế bào, lidocain phải thấm qua được màng, điều này phụ thuộc vào giá trị pKa của thuốc và pH của dịch cơ thể, tức là ở điều kiện bình thường lidocain ở dạng không tích điện và cấu trúc có gốc thân dầu nên dễ dàng thấm qua màng tế bào hơn là các cation (Na+). Tại các mô bị viêm, hiệu quả gây tê bị giảm, do sự thay đổi pH tại các vị trí đó.
Sau khi được tiêm tĩnh mạch, lidocain phân bố nhanh đến các cơ quan (tim, gan, phổi) và theo sau là sự phân bố thuốc đến mô cơ xương và mô mỡ.
Hiệu quả gây tê của lidocain kéo dài khoảng 30 phút.
Thời gian bán thải pha đầu từ 6 – 9 phút.
Sau khi tiêm bắp 400 mg lidocain hydrochlorid.H2O (như gây tê thần kinh liên sườn), nồng độ đỉnh trong huyết tương cmax là 6,48 pg/ml. Sau khi tiêm bắp, thời gian đạt được nồng độ tối đa Tmax là 5 – 15 phút. Sau khi truyền dịch trong thời gian dài, nồng độ trong huyết tương đạt trạng thái ổn định sau 6 giờ (từ 5 – 7 giờ). Tuy nhiên, nồng độ để trị liệu phải đạt được sau 15 – 60 phút. Sau khi tiêm dưới da giá trị cmax là 4,91 pg/ml (vùng âm đạo) và 1,95 pg/ml (vùng bụng). Trong một nghiên cứu trên 5 người khỏe mạnh, 30 phút sau khi gây tê tiêm thấm hàm trên với liều 36 mg lidocain hydrochlorid.H2O trong dung dịch 2% thì giá trị cmax trung bình là 0,31 pg/ml. Khi gây tê ngoài màng cứng, nồng độ đinh trong huyết tương cmax không tuyến tính với hàm lượng Lidocain sử dụng. Khi sử dụng liều 400 mg lidocain hydrochlorid.H2O thì giá trị cmax khoảng 4,27 pg/ml hay 2,65 ụg/ml. Không có dữ liệu về các thông số dược động học sau khi tiêm dưới nhện.
Sinh khả dụng theo đường uống được xác định là khoảng 35% nhưng bị chuyển hóa bước đầu ở gan nhiều.
Thể tích phân bố ở người khỏe mạnh là 1,5 1/kg (thay đổi từ 1,3 – 1,7 1/kg). Với bệnh nhân suy tim, giá trị này thấp hơn từ 0,8 – 1,0 1/kg, bệnh nhân suy gan thì khoảng 2,3 l/kg.
Lidocain và chất chuyển hóa monoethylglycinexylidide qua được hàng rào máu não nhưng chậm. Lidocain tạo liên kết với alpha-1-acid glycoprotein từ 60 – 80%.
Lidocain bị chuyển hóa nhanh bởi enzym monooxygenase. Các biến đổi sinh học này phần lớn là các phản ứng oxy hóa khử alkyl, hydroxy hóa vòng thơm, và thủy phân nhóm amid. Các nhóm hydroxy được cộng hợp ở các vị trí khác nhau. Khoảng 90% liều dùng sẽ bị chuyển hóa sang các dạng 4-hydroxy-2,6-xylidine, 4-hydroxy-2,6-xylidine glucoronide, một phần nhỏ dưới dạng monoethyl glycin xylidide và glycin xylidide vẫn còn hoạt tính, các sản phẩm này sẽ gây tích lũy nếu thời gian bán thải dài, nhất là khi sử dụng dưới dạng truyền dịch kéo dài và bệnh nhân bị suy thận. Đối với bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tốc độ chuyển hóa sẽ bị giảm từ 10 – 50% so với bình thường.
Lidocain và các chất chuyển hóa bị đào thải ở thận. Khoảng 5 – 10% chất được đào thải dưới dạng không đổi.
Thời gian bán thải ở người lớn là 1,5-2 giờ, Với người suy tim nặng, thời gian bán thải từ 4 – 10 giờ (có thể lên đến 12 giờ). Ở người bị viêm gan mạn tính do rượu, thời gian này kéo dài đến 4,5 – 6 giờ. Thời gian bán thải của 2 chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính monoethyl glycin xylidide và glycin xylidide từ 2 – 10 giờ. Thời gian bán thải của lidocain và monoethyl glycin xylidide kéo dài ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Thời gian bán thải của glycin xylidide cũng kéo dài ở bệnh nhân suy tim sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Đối với bệnh nhân suy thận, thời gian bán thải của glycin xylidide khoảng 10 giờ lidocain khoảng 3 giờ.
Khi tiêm tĩnh mạch lidocain liều lập lại, có nguy cơ tích lũy các trường hợp đã nêu trên.
Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào pH và sẽ tăng khi bị nhiễm toan nước tiểu. Độ thanh thải khoảng 0,95 1/phút.
Lidocain qua được nhau thai. Tỉ lệ nồng độ thuốc trong huyết tương của trẻ mới sinh so với người mẹ sau khi được gây tê ngoài màng cứng là 0,5 – 0,7. Thời gian bán thải của lidocain trong trẻ mới sinh khoảng 3 giờ sau khi người mẹ được gây tê ngoài màng cứng. Đối với gây tê quanh cổ tử cung và vùng sàn khung chậu, lidocain vẫn còn trong nước tiểu của trẻ sơ sinh sau 48 giờ.
Dữ liệu tiền lâm sàng
Có nhiều thử nghiệm trên các loài động vật khác nhau về độc tính cấp của lidocain. Các dấu hiệu của độc tính là các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Các dấu hiệu này cũng bao gồm các cơn co giật có thể gây tử vong. Ngưỡng độc của lidocain trong huyết tương được xác định ở người (gây các triệu chứng tim mạch hoặc các triệu chứng thần kinh trung ương, co giật) là 5 – 10 pg/ml huyết tương.
Nghiên cứu về khả năng gây đột biến của lidocain cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu của sản phẩm chuyển hóa 2,6 – xylidine được tạo ra ở chuột và có thể cả ở người, có khả năng gây đột biến. Những chỉ số này thu được từ các thử nghiệm in vitro, trong đó chất chuyển hóa này được sử dụng ở nồng độ rất cao, gần nồng độ độc. Hơn nữa, trong một nghiên cứu về khả năng gây ung thư ở chuột tiếp xúc qua nhau thai và chuột sau khi sinh được dùng 2,6- xylidine trong 2 năm, cho thấy khả năng gây ung thư của 2,6-xylidine. Khối u ác tính và lành tính cũng được ghi nhận, đặc biệt trong khoang mũi. Do không thể hoàn toàn loại trừ các tác dụng này đối với con người, không nên dùng lidocain liều cao trong thời gian dài.
Các nghiên cứu về độc tính sinh sản cho thấy không có các dấu hiệu về khả năng gây quái thai. Chỉ ghi nhận được có sự giảm trọng lượng của thai nhi. Cũng ghi nhận được có sự thay đổi hành vi ở con của những con chuột được dùng liều lidocain tương đương với liều khuyến cáo tối đa cho người trong thời kỳ mang thai.
Thuốc Falipan 2%, 10ml được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc tiêm. Bao bên ngoài là hộp giấy cartone màu trắng + xanh dương. Tên sản phẩm màu xanh, phía dưới in thành phần dược chất chính, công dụng, cách bảo quản, công ty sản xuất, số lô sản xuất, hạn sử dụng.
Nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ dưới 30 độ C, tránh đông lạnh và để xa tầm tay của trẻ em.
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Hộp 5 ống 10ml, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Dạng bào chế: Dung dịch thuốc tiêm.
Thuốc Falipan 2%, 10ml có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Hiện sản phẩm cũng đang được bán chính hãng tại hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện.
Thuốc Falipan 2%, 10ml có giá bán trên thị trường hiện nay là: 93.555đ/ hộp 5 ống 10ml. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Số đăng ký lưu hành: VN-18226-14
Industria Pharmaceutica Galenica Senese S.R.L – Italy
Địa chỉ: Via Cassia Nord 351, 53014 Monteroni d’Arbia (SI) Ý
Đức.
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Cám ơn phản hồi của bạn!
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.
Không có bình luận nào
Không hiển thị thông báo này lần sau.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.