Bước vào giai đoạn tiểu học là khoảng thời gian đầy bỡ ngỡ và khó khăn với trẻ cũng như phụ huynh. Hàng trăm tình huống khó đỡ đã gây không ít phiền toái cho các bậc phụ huynh…
Không nghe lời cô giáo giảng, trêu bạn nói chuyện riêng trong lớp, không chịu làm bài tập, vẽ lung tung vào vở bài tập và kết quả học thậm tệ, cô giáo gọi điện phê bình…
Phương pháp kỷ luật truyền thống tỏ ra không hiệu quả
Phương pháp phổ biến để “trị bệnh” mất tập trung của các bậc phụ huynh là dùng kỷ luật ép con vào khuôn khổ. Kể về sự khổ sở của mẹ khi rèn sự tập trung cho con, chị Hương (Đống Đa) nói: “Con mình mất tập trung, hay lơ đễnh nên cứ viết được 1 chữ lại ngồi nghịch ngợm, hết vẽ ra bàn, ra giấy đến vẽ ra cả chân tay. Nhiều lúc ép nó quá, nó tức lên nó ngồi chọc thủng hết cả vở”

Chị Ngọc (Hà Đông) cũng chung cảnh ngộ: “Vì không tập trung nên mỗi tối hai mẹ con đánh vật với nhau. Vừa học đọc, luyện viết, ôn lại toán cũng mất 2 tiếng. Nhiều khi cũng cáu vì mình đi làm cả ngày rất mệt rồi.”
Học thêm triền miên, “mẹ không dạy được thì để cô dạy”
Đăng ký cho con học thêm trên trường, nhà cô, học thêm ngoại ngữ, năng khiếu… tâm lý chung của cha mẹ đều mong con mình có thể tiến bộ, cho bằng bạn bằng bè, tuyệt đối không thể thua kém con nhà người ta. Chia sẻ về vấn đề này, chị M.Hoa (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mình nghĩ việc cho con đi học thêm từ hè này là cần thiết cho con, nếu con không học thì khi vào năm học mới sẽ không theo kịp các bạn thì có trở tay cũng không kịp.”
Còn đây là trích đoạn tâm thư của bạn học sinh: “Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là kiểm tra một núi bài tập giao cho chúng cháu. Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm. Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC”
Rõ ràng việc ép con học quá nhiều không phải giải pháp tối ưu đã vô tình gây áp lực vô cùng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển trí tuệ của các con.
