Xem thêm
Phần được dùng làm thuốc là phần quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra. Quả sơn tra được hái về, sau đó đem thái miếng, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học có trong sơn tra:
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, trong táo mèo có
chứa cá hoạt chất như: Axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, tatin.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Liên xô cũ về quả táo mèo, thì trong táo
mèo ngoài chất tatin còn có chất Cholin, axetylcholin, phytosterin. Mới đây còn
tìm thấy trong táo mèo chứa các axit hữu cơ thuộc loại tritecpen như axit
oleanic và crataegic.
Nghiên cứu khoa học về công dụng của sơn tra:
Nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của
cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần
hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của
cac glucozit chữa tim.
Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất sơn tra có tác dụng làm hạ
lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ yếu là do thuốc có
tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu
cholesterol.
Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học
Châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sáng, thuốc
chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm
sự kích thích của thần kinh.
Theo đông y:
Quả sơn tra có vị chua, hơi chát, quy vào kinh tỳ vị can, tác dụng giúp tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ. Hỗ trợ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, hỗ trợ trị nước ối ra không dứt, sán khí và hỗ trợ trị đau tinh hoàn.
Công dụng của sơn tra:
- Giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa và kích thích hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ giúp giảm béo.
- Hỗ trợ tốt đối với bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ giúp ổn định huyết áp và tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.
- Hỗ trợ giúp giải rượu.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp cân bằng huyết áp.
- Hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Hỗ trợ trị các vấn đề về hệ thống tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày.
- Giúp ổn định nhịp tim và hỗ trợ làm giảm các cơn đau thắt tim trong bệnh mạch vành.
Một số bài thuốc từ sơn tra
Chữa ăn uống không tiêu:
Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì5gm hoàng liên 2g, nước
600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa hóc xương cá:
Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt
đi.
Chữa ghẻ lở, lở sơn:
Nấu nước sơn tra mà tắm.
Trị sinh xong mà sản dịch không ra hết, bụng đau, bụng đau gò lại:
Sơn tra 90g, sắc kỹ, thêm ít đường, uống lúc đói rất hay
(Đan Khê Tâm Pháp).
Trị thịt tích lại không tiêu:
Sơn tra nhục 120g, sắc kỹ, ăn cả nước lẫn cái (Giản Tiện
phương).
Trị sán khí gây nên thiên trụy (thoái vị), dịch hoàn sệ xuống:
Sơn tra nhục, Hồi hương (sao), đều 30g, tán bột, làm viên,
to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi, lúc đói.
Trị trường phong hạ huyết, uống nhiều thuốc mát hoặc thuốc nóng và thuốc trị
Tỳ hư mà không khỏi:
Dùng 1 vị Sơn khỏa quả, tục gọi là Toan táo, lại có tên khác
là Ty thế đoàn, phơi khô, tán bột. Dùng lá Ngải sắc lấy nước uống thuốc thì khỏi
ngay.
Trị người lớn tuổi lưng đau, chân đau:
Sơn tra nhục, Lộc nhung (nướng), lượng bằng nhau, tán bột.
Luyện với mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống
50 viên với rượu.
Trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa:
Sơn tra sống, Sơn tra sao đều 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tiêu chảy:
Sơn tra thán 10g, tán bột, uống với nước sôi
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Tỳ vị hư yếu, không có thực tích: không nên dùng Sơn tra.