Xem thêmTheo một số chuyên gia đánh giá, phần quả của loại cây này
có chứa nhiều dược chất nhất, vì vậy mà người ta sử dụng quả của nó để làm thuốc.
Sau khi thu hoạch, loại bỏ các tạp chất, sau đó phơi khô hoặc sấy khô là có thể
sử dụng.
Thành phần hóa học:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần chính có trong
quả của cây ngũ vị tử bao gồm những chất chính như: Tinh dầu, acid hữu cơ,
vitamin C, đường, chất béo.
Những nghiên cứu khoa học về quả ngũ vị tử:
Vào năm 2007, theo một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ quả
cây ngũ vị tử có tác động tích cực đáng kể đối với bệnh Alzheimer, có khả năng
ngăn chặn sự hình thành của các amyloid beta peptide dư thừa trong não.
Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2013 cho thấy phấn hoa
được chiết xuất từ cây ngũ vị tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trước những
thiệt hại gây ra trong gan chuột.
Theo một nghiên cứu vào năm 2016 đã phân tích tác dụng chiết
xuất từ ngũ vị tử đối với phụ nữ có triệu chứng mãn kinh. Nghiên cứu đã theo
dõi 36 phụ nữ mãn kinh trong suốt một năm. Các nhà nghiên cứu xác định rằng loại
thảo dược ngũ vị tử có hiệu quả trong việc giảm bớt một số triệu chứng thời kỳ
mãn kinh.
Nghiên cứu trên chuột gần đây của các nhà khoa học cho thấy
chiết xuất của cây ngũ vị tử còn có tác dụng chống trầm cảm.
Một nghiên cứu vào năm 2014 ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng loại
trái cây này có tác dụng chống hen suyễn bằng cách ức chế các kháng thể kích
thích dị ứng trong khi làm giảm phản ứng tăng cường khiến đường thở bị co thắt
và đóng lại.
Theo nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Pusan vào năm 2009 các
nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ loại quả này có thể giúp các mạch
máu tim giãn nở, cải thiện tình trạng máu lưu thông và hạ huyết áp trên chuột bạch.
Theo đông y:
Ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, quy vào kinh phế, thận. Tác dụng giúp thu liễm phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn, an thần và giúp chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi,….
Công dụng của ngũ vị tử:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.
- Hỗ trợ chống suy nhược cơ thể và tăng cường sự chuyển hóa các chất trong cơ thể.
- Giúp chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi, di tinh và hỗ trợ trị mồ hôi trộm.
- Giúp hỗ trợ làm bổ thận, tráng dương.
- Hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm.
- Giúp bồi bổ sức khỏe và giúp tăng cường sức khỏe cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị đau lưng, tiểu đục, mất ngủ, mệt mỏi.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh.
- Hỗ trợ chống lại bệnh Alzheimer và làm giảm căng thẳng, phiền muộn.
Một số bài thuốc về ngũ vị tử:
Chữa tỳ thận dương hư đi tả:
Sử dụng Ngũ vị tử 6g; phá cố chỉ 12g; nhục đậu khấu, ngô thù du, mỗi vị 4g. Các vị tán nhỏ, luyện viên vói đại táo và sinh khương. Mỗi lần uống 10g, ngày một lần hòa với ít nước muối làm thang.
Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư:
Dùng Ngũ vị tử 10g; thục địa, tử uyển, tang bạch bì, mỗi vị 12g; đảng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 10g. sắc uống ngày một thang.
Chữa suy nhược cơ thể do mất máu, thiếu máu:
Sử dụng Ngũ vị tử 6g; đảng sâm 16g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g; thiên môn, mạch môn, mỗi vị 10g; đan sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa hen suyễn ở người già:
Dùng Ngũ vị tử 6g; mạch môn 16g; sa sâm bắc, ngưu tất, mỗi vị
12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước:
Sử dụng Đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Không dùng cho người người viêm khí phế quản mới phát gây
ho, sốt.
Người bị nhiệt thịnh không nên dùng.