Dây bòng bong là gì?

Dây bòng bong là dạng cây thân thảo, sống dai, mọc leo. Có chiều dài của cây từ 1 đến 3m, thân rễ bò dưới mặt đất hoặc cũng có thể leo trên vật chủ, trên thân thường có những vết sẹo của lá đã rụng để lại.

Lá của cây bòng bong dài, thường xẻ 2 đến 3 lần lông chim, các lá chét có hình tam giác, trục lá uốn ngoằn  nghèo, có lông. Lá hẹp, ôm thân, không có cuống, chiều dài từ 20 đến 35cm, rộng từ 1,2 đến 4 cm, thuôn lại thành mũi nhọn ở đầu, có rạch theo các gân. Lá có phần đáy phình to hình trái tim, nhỏ dần về phía đỉnh. Phần mép lá có các nang tròn, bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng.

Hoa có dạng hình ống, dài từ 20 đến 25cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong, mọc thành chùy ở ngọn dài 40cm hoặc có thể hơn, có nhánh trải ra. Quả dạng mọng, có hình cầu, đường kính từ 10 đến 25 cm, thùy theo quả mà có 1 hạt hoặc 2 hạt.

Cây bòng bong có tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb thuộc họ Bồng bồng – Dracaenaceae và được biết đến với các tên khác như Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét,…

Dây bòng bong, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!
Dây bòng bong, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Thuộc dạng cây mọc hoang được phân bố nhiều ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Ở Việt Nam loại cây này được trồng nhiều mọi nơi để làm hàng rào, hoặc mọc hoang. Cây thường mọc nhiều ở các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,…

Bộ phận dùng:

Theo đông y, bộ phận được sử dụng là phần rễ, lá và hoa Radix, Folium et Flos Dracaenae. Chúng được thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.

Thành phần khoa học trong cây bòng bong:

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần hóa học có trong cây bòng bong bao gồm những thành phần chính như: có flavonoid và các acid hữu cơ, ngoài ra còn có một số thành phần khác.

Những nghiên cứu khoa học về cây bòng bong:

Nghiên cứu trên mèo cho thấy, chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tim.

Liều chết LD~50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng, từ đó cho thấy chế phẩm bồng bồng ít độc.

Nghiên cứu trên huyết áp mèo và thỏ với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài.

Nghiên cứu trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1:1 triệu, 1:10 triệu và 1:100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1:100.000 tim chết ở thì tâm thu.

Theo đông y:

Cây bòng bong có vị ngọt, tính lạnh, quy vào kinh tiểu trường và bàng quang. Tác dụng giúp thông lâm, thanh nhiệt, giải độc và lợi thấp, hỗ trợ trị viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo.

Công dụng của bòng bong:

  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Hỗ trợ trị chứng tiểu tiện khó, nước tiểu vàng, trừ sỏi và thông lâm.
  • Hỗ trợ chữa viêm thận, thủy thũng và hỗ trợ trị sỏi niệu đạo.
  • Hỗ trợ chữa nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát và tâm phiền, miệng đắng.
  • Hỗ trợ trị bệnh đau thần kinh tọa.
  • Giúp nhuận tràng, chống độc và giảm đau.
  • Hỗ trợ trị lỵ và hỗ trợ trị lao phổi.
  • Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú và chữa chứng ra nhiều bạch đới ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ chữa di tinh, mộng tinh.

Một số bài thuốc từ cây bòng bong:

Chữa hen suyễn:

Sử dụng Lá Bồng bồng 20g, Rau khúc 30g, Cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.

Chữa ho hen:

Dùng Lá Bồng bồng 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa hen suyễn:

Dùng Lá Bồng bồng, mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần mỗi ngày.

Chữa đau răng:

Ngắt lá cây Bồng bồng, lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức.

Chữa tiểu tiện khó đau rát:

Sử dụng bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2- 3 lần

Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ, phải tuyên phế thanh lý lợi thuỷ, tiêu thũng:

Dùng ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g, sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khương 30g. tất cả tán bột, hoàn với mật luyện viên 10g, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Chữabệnh sỏi mật:

Dùng bòng bong 15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g. Sắc uống.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Nên chú ý về dễ nhầm với cây bồng bồng (Dracaena angustufolia Roxb.), họ Thùa (Agavaceae).