Nội dung chính
Cây dứa dại là gì?
Dứa dại là dạng cây thân gỗ mềm và là một trong những cây thuốc quý được dùng trong đông y. Dứa dại có chiều cao trung bình từ 3 đến 4m, được phân nhánh ở phần ngọn, trên thân cây có nhiều phần rễ phụ rủ xuống mặt đất.
Lá của cây được mọc thành chùm ở các đầu nhánh, có hình bản và dài trung bình từ 1 đến 2m. Ở phần mép lá có chứa nhiều gai sắc nhọn, ở chính giữa lá có một đường gân chạy dọc. Bông mo đực thành bông tận cùng và rũ xuống với mo màu trắng, tách riêng biệt và có mùi thơm. Bông mo cái mọc đơn gồm rất nhiều lá nõn.
Cụm hoa chứa quả, phát triển thành khối có dạng hình cầu giống với quả trứng. Cuống của quả dài từ 15 đến 20cm, quả có màu xanh, khi chín có màu vàng cam. Quả hạch phẳng, có các góc cạnh và ở đỉnh tạo thành hình bướu, có nhiều hốc và nhiều cạnh.
Cây dứa gai có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol thuộc họ dứa dại Pandanaceae và có những cái tên khác như: Dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la, dã ba la, lộ đầu từ …

Cây dứa gai phân bố ở đâu?
Thuộc dạng cây mọc hoang, thích hợp sống ở những vùng rừng ngập mặn, dọc bờ ngoài nước mặn, ven biển, các bãi ẩm có cát hoặc dọc bờ sông, bờ ao trong đất liền. Thường tập trung ở các tỉnh như : Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai,…Không những vậy loại cây này còn xuất hiện ở một số nước trên thế giới như: Srilanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc,…
Bộ phận dùng:
Theo kinh nghiệm thì phần đọt, lá, rễ, quả của cây dứa gai đều có thể dùng làm thuốc. Những bộ phận này sau khi thu hoạch vào mùa đông có thể dùng tươi hoặc cũng có thể phơi khô để sử dụng.
Thành phần hóa học có trong cây dứa gai:
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học có trong hạt phấn hoa và lá bắc, khi chưng cất người ta thu được những hợp chất bao gồm những chất chính như: Chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và nzymee.
Những nghiên cứu khoa học về cây dứa gai:
Theo Viện nghiên cứu Ung Thư Rumbaugh Goodwin (Mỹ) năm 2014 đã khẳng định Bromelain – một loại nzyme chiết xuất từ dứa, có tác dụng hỗ trợ chống ung thư.
Một số nghiên cứu hiện đại khoa học liên quan đến tác dụng của dứa dại đã phát hiện một loại hoạt chất có trong cây dứa dại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, loãng xương, tiểu đường và một số chứng bệnh thông thường khác.
Hiện nay cây dứa gai đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về những công dụng chữa bệnh của loại cây này.
Theo đông y:
- Đọt: Có vịt ngọt, tính lạnh, tác dụng giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ và tán nhiệt độc.
- Quả: có vị ngọt, tính bình, tác dụng giúp ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu.
- Rễ: Có vị ngọt nhạt, tính mát.
- Hoa: Có vị ngọt, tính lạnh. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc.
Các bộ phận của cây quy vào kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang.
Công dụng của cây dứa gai:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi, chân tay vật vã, phát nóng.
- Hỗ trợ trị người bồn chồn, bứt dứt, khó chịu.
- Hỗ trợ đái dắt, đái tháo đường và bồi bổ cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan cấp, viêm gan siêu vi.
- Hỗ trợ trị đái buốt, đái rắt và hỗ trợ trị mất ngủ.
- Hỗ trợ trị chứng viêm tinh hoàn.
- Hỗ trợ chữa bệnh kiết lỵ, trị thị lực giảm nhìn ko rõ.
- Giúp thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.
- Giúp lợi thủy, trừ thấp nhiệt và giúp phá tích trệ.
- Giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout và hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu.
- Giúp ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ thanh nhiệt giải độc gan.
- Hỗ trợ trị sỏi thận và ngăn ngừa béo phì.
Một số bài thuốc về cây dứa gai:
Chữa mắt sinh màng mộng, thị lực giảm dần, nhìn không rõ:
Dùng quả dứa dại, thái nhỏ, ngâm trong mật ong, ăn dần trong ngày; mỗi ngày ăn 1 quả, dùng liên tục 1 tháng có thể khỏi bệnh.
Chữa cảm nắng, say nắng:
Dùng quả dứa dại 10-15g, sắc uống.
Chữa viêm gan siêu vi:
Dùng quả dứa dại 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, sắc với 1.000ml, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 lần uống lúc đói trong ngày.
Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường:
Dùng quả dứa dại khô 20-30g, thái lát mỏng, sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.
Bồi bổ cơ thể:
Dùng trái dứa dại, thái lát mỏng, ngâm rượu uống.
Điều trị bệnh lòi dom:
Dùng đọt non, rễ non dứa dại đắp vào vùng lòi dom trong 1 tháng sẽ khỏi.
Chữa chân lở loét lâu ngày:
Dùng đọt non dứa dại và đậu tương, hai thứ liều lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào chỗ lở loét; có tác dụng sát trùng và lành vết loét.
Chữa các vết loét sâu gây thối xương:
Dùng đọt non dứa dại giã đắp vào vết thương, có tác dụng hút mủ và làm lành vết loét.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Nếu ăn quả tươi có thể gây ngứa đầu lưỡi với những người không quen, không hay ăn.
Dứa rừng tuy tốt nhưng lại có nhiều độc tố có hại cho sức khoẻ ở phần phấn trắng trên quả hoặc khi chế biến, sử dụng không đúng cách.