Đái tháo đường là gì

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa Hydratcarbon biểu hiện bằng sự tăng đường/ máu và xuất hiện đường trong nước tiểu. Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng, song hiện nay người ta chia làm 2 tuýp:

  • Tuýp I: Do thiếu Insulin nên đường không được chuyển hóa.
  • Tuýp II: Tuyến tụy vẫn sản xuất ra Insulin nhưng kém chất lượng do đó đường cũng không được chuyển hóa, thường gặp ở những người thừa cân. Nên được coi là bệnh của xã hội văn minh.

Tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi gây bệnh như yếu tố gia đình, yếu tố cơ địa người bệnh, tổn thương, viêm tụy, sỏi tụy, xơ gan, chấn thương tinh thần…

Bệnh Đái tháo đường, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị!
Bệnh Đái tháo đường, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị!

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Trường hợp điển hình có 4 triệu chứng chính.

Ăn nhiều.

Uống nhiều: uống hàng chục lít nước/ ngày.

Đái nhiều và nước tiểu có ruồi bâu, kiến đậu.

Gầy nhiều: tuy ăn uống nhiều song gây sút rất nhanh.

  • Trường hợp nặng có thể xuất hiện hội chứng toan máu: kém ăn, đau bụng, ỉa lỏng, nhức đầu chóng mặt, rối loạn nhịp thở, hôn mê.
  • Xét nghiệm máu: đường/ máu tăng cao > 1,5g/ lít và có đường trong nước tiểu.

Biến chứng đái tháo đường

Nhiễm khuẩn: rất dễ bị nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, dễ bị lao phổi.

Tim mạch: xơ cứng mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim…

Mắt: viêm thần kinh thị giác, đục nhân mắt.

Thần kinh: viêm thần kinh tọa, rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi nhiêu).

Viêm gan, viêm thận…

Điều trị đái tháo đường

Chế độ ăn

Hạn chế Glucid đến mức tối thiểu song không bỏ hẳn, tăng  rau hoa quả và vitamin. Nên ăn khoảng 200g Glucid/ ngày.

Thuốc điều trị đái tháo đường

Insulin 20đ.v – 40đ.vị/ ngày, tiêm dưới da trước bữa ăn 30 phút và phải định lượng đường trong máu và nước tiểu để điều chỉnh liều. Có 2 loại Insulin:

  • Loại nhanh ngày tiêm 2 – 3 lần.
  • Loại chậm ngày tiêm 1 lần.
  • Tolbutamid và sulfamid chống tiểu đường uống 0,50g x 6 viên/ ngày

Tránh dùng cho người mẫn cảm với sulfamid.