Dịch tễ học:

Mầm bệnh:

Kí sinh trùng sốt rét (KSTSR) họ Plasmodidea, lớp Protozoa, loài Plasmodium.

Có 4 loại kí sinh trùng sốt rét ở người: P.falciparum, P.vivax, P.ovale, P.malariae, ở trong cơ thể người chúng phải kí sinh nội tế bào (trong tế bào gan hoặc hồng cầu).

Chy kỳ phát triển của kí sinh trùng sốt rét gồm có chu kỳ vô tính ở người và chu kỳ hữu tính ở muỗi.

Nguồn bệnh:

bệnh nhân sốt rét và người mang kí sinh trùng lạnh (người sống và nhiễm kí sinh trùng sốt rét từ nhỏ tại vùng sốt rét lưu hành, cơ thể đã có một phần miễn dịch). Người mang mầm bệnh chỉ truyền bệnh được khi có giao bào trong cơ thể.

Sốt rét do muỗi
Sốt rét do muỗi

Đường truyền:

  • Do muỗi Anopheles (An.dirus, An.minimus, An.sundaicus..)
  • Do truyền máu, tiêm chích
  • Truyền qua mang thai

Các thể lâm sàng:

Thể sốt rét thông thường

Thời kỳ ủ bệnh tuỳ từng giai đoạn

  • P.falciparum: từ 8-16 ngày (trung bình 12 ngày)
  • P.vivax: từ 8-16 ngày (trung bình 14 ngày)
  • P.ovale: từ 14 ngày đến 10 tháng
  • P.malariae: từ 20 ngày đến nhiều tháng

Trong trường hợp do truyền máu không có giai đoạn ở gan nên thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc số lượng kí sinh trùng truyền theo máu.

Thời kì này không có triệu chứng gì cụ thể, có thể vài ngày hay một vài giờ trước khi cơn sốt bệnh nhân có các triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, đau mình mẩy, gai rét, buồn nôn.

Thời kì phát bệnh:

Cơn sốt rét điển hình lần lượt trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn rét run: Bệnh nhân rét run toàn thân, mình nổi da gà, đắp nhiều chăn vẫn không hết rét. Da tái nhợt, lạnh toát, môi thâm tím… giai đoạn này có thể kéo dài từ nửa giời đến 2 giờ.

Giai đoạn sốt nóng: có thể lúc đầu cảm giác nóng còn xen lẫn cảm giác rét, sau đó cảm giác nóng tăng dần. Thân nhiệt có thể tăng lên đến 39-40˙c hoặc cao hơn, mặt đỏ bừng mạnh nhanh thờ hổn hển đau đầu, khát nước, da khô và nóng. Giai đoạn này kéo dài, một vài giờ.

Giai đoạn vã mồ hôi: mồ hôi ra rất nhiều, thân nhiệt đột ngột giảm, huyết áp tăng trở lại, mạch chậm lại và trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy hồi phục dần và khoẻ.

Đối với P.falciparum có thể gây sốt hàng ngày hoặc sốt cách nhật, với P.vivax thường 2 ngày sốt một cơn (cách nhật), còn P.malariae thường 3 ngày một cơn.

Sau cơn sốt rét lần đầu nếu không được điều trị tốt thì có những cơn tái phát gần hoặc tái phát xa. Cơn tái phát xa chỉ xảy ra với P.vivax và P.ovale do kí sinh trùng có “thể ngủ”.

Các thể sốt rét nặng có biến chứng (sốt rét ác tính):

Thể não:

Hay gặp nhất trong các thể sốt rét ác tính, thường bị ngay ngày đầu với các biểu hiện như: sốt cao 40-41˙c, rối loạn ý thức, da và niêm mạc tái nhợt. Dấu hiệu kích thích màng não: nhức đầu, nôn, cổ cứng, dấu hiệu Kerning dương tính… Hôn mê có thể xuất hiện tù từ hoặc đột ngột, bệnh nhân có thể vật vã cuồng sảng và thường có rối loạn cơ vòng. Đồng tử giãn phản xạ với ánh sáng kém.

Các dấu hiệu khác: thiểu niệu, vô niệu, suy hô hấp, suy tuần hoàn…

Nếu điều trị tốt bệnh nhân sẽ hồi phục sau 1-6 ngày trung bình là 3 ngày. Nếu không điều trị tốt tỉ lệ tử vong cao.

Sốt rét ở phụ nữ có thai:

Bệnh nhân có thai ở vùng sốt rét lưu hành có nguy cơ mắc sốt rét ác tính do giảm miễn dịch. Thường gặp thể não, thể suy thận, có thể gây sảy thai, đẻ non hoặc tử vong mẹ.

Sốt rét bẩm sinh:

Hiếm gặp, nếu mắc sẽ xuất hiện ngay sau đẻ hoặc 2 ngày sau đẻ, với triệu chứng: sốt, quấy khóc, tiêu chảy, bú kém, gan lách to. Một số trường hợp bệnh xuất hiện muộn khoảng 3-5 tuần sau đẻ hoặc có thể lâu hơn.

Sốt rét ở trẻ em:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đặc biệt 3 tháng tuổi ít mắc do còn kháng thể của mẹ và huyết sắc tốt F. Sau 6 tháng tuổi do hết kháng thể của mẹ cho và huyết sắc tố F nên trẻ dễ mắc sốt rét có nguy cơ bị sốt rét ác tính.

Triệu chứng: sốt cao 39-40˙c có thể sốt liên tục hoặc dao động, kèm theo dấu hiệu màng não và co giật, rối loạn tiêu hoá gan lách to. Tỉ lệ tử vong cao hơn người lớn.

Thay đổi cơ thể trong bệnh sốt rét:

Thay đổi lách:

Lách to ra do bị nhiễm kí sinh trùng nhiều lần và không được điều trị đúng cách. Lách to dễ bị vỡ thường gặp ở những người mới mắc do lách to nhanh nên yếu.

Thay đổi ở gan:

Gan to, dau là triệu chứng hay gạp trong sốt rét. Nếu điều trị không tốt có thể gây xơ gan, suy gan.

Thay đổi của máu:

Thiếu máu là một triệu chứng bao giời cũng có trong sốt rét, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Do hồng cầu vỡ hàng loạt trung tâm sinh huyết bị ức chế nên hồng cầu giảm, ngoài ra trên bề mặt hồng cầu có kí sinh trùng sốt rét xuất hiện những chất gây hoạt hoá bổ thể làm cho những hồng cầu này bị dung giải. Ngoài ra thận và một số bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán sốt rét cần dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm ký sinh trùng.

Yếu tố dịch tễ:

Bệnh nhân sống ở vùng có sốt rét lưu hành hoặc đi qua vùng sốt rét. Bệnh nhân có tiền sử sốt rét 6 tháng gần đây, có thể lâu hơn như trong trường hợp tái phát do P.vivax. Có liên quan đến truyền máu.

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt nóng, vã mồ hôi
  • Cơn sốt không điển hình

Sốt không thành cơn: chỉ có cảm giác ớn lạnh, gai rét (thường gặp ở trẻ nhỏ và người sống lâu ở vùng dịch)

Sốt liên tục hoặc dao động 5-7 ngày đầu, rồi sau đó sốt thành cơn

Những dấu hiệu khác: thiếu máu, gan to, lách to.

Các xét nghiệm ký sinh trùng:

Xét nghiệm lam máu tìm kí sinh trùng sốt rét

Xét nghiệm phát hiện kháng thể sốt rét trong huyết thanh bằng các kỹ thuật miễn dịch.

Điều trị:

Nguyên tắc điều trị:

  • Chẩn đoán sớm, điều trị sớm, đủ liều, đúng phác đồ quy định và an toàn cho người bệnh.
  • Phối hợp thuốc: không nên điều trị một loại thuốc mà nên phối hợp các nhóm thuốc sốt rét (thường là 2 loại thuốc sốt rét thuộc 2 nhóm khác nhau)
  • Phải điều trị cả thể giao bào và thể ẩn
  • Phòng ngộ độc thuốc
  • Điều trị toàn diện, diệt ký sinh trùng sốt rét kết hợp với nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Phác đồ
Phác đồ

Một số thuốc điều trị cơ bản:

Thuốc diệt thể vô giới trong hồng cầu (thuốc điều trị cơn sốt)

  • Quinin
  • Nhóm 4-Amino quinolein: Chloroquin, Delagyl, Nivaquin
  • Artemisinin
  • Mefloquin
  • Fansidar (viên SR2)
  • Viên sốt rét CV-8

Thuốc diệt giao bào, thể ngủ trong gan: 8-Amino quinolein (primaquin, quinocid)

Phòng bệnh:

Hiện nay ở Việt Nam bệnh sốt rét được coi là vấn đề sức khoẻ hàng đầu của cộng đồng. Phòng chống sốt rét phải dựa trên nguyên tắc động trên cả 3 khâu của chi trình dịch tễ sốt rét.

Giải quyết nguồn lây:

Diệt ký sinh trùng bằng các biệt pháp:

  • Phát hiện sớm: xây dựng các điểm kinh hiển vi ở tuyến xã để có thể phát hiện sớm ngay ở tuyến xã.
  • Điều trị cho người bệnh: phải điều trị sơm và triệt để là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phòng chống sốt rét.
  • Quản lý bệnh nhân sốt rét để tiếp tục điều trị hoặc phát hiện bệnh tái phát kịp.

Giải quyết trung gian truyền bệnh:

Giải quyết trung gian truyền bệnh bao gồm các biện pháp diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt. Biện pháp này là một khâu quan trọng trong công tác phòng chống sốt rét, cần kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc để tăng hiệu quả phòng chống muỗi.

  • Biện pháp cải tạo môi trường: làm giảm nơi đẻ trứng của muỗi, làm giảm mật độ muỗi.
  • Biện pháp phát quang bụi rậm quanh nhà để phá nơi trú ẩn của muỗi.
  • Phá nơi muỗi đẻ trứng: khơi thông cống rãnh, khơi thông dòng chảy, lấp ao tù nước đọng…
  • Hum khói để xua hoặc diệt muỗi

Biện pháp hoá học:

  • Tẩm màn bằng các loại hoá chất
  • Phun hoá chất
  • hương xua muỗi và bình xịt muỗi

Biện pháp sinh học

  • Sử dụng các sinh vật ăn mồi để diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh: nuôi cá nước ngọt để ăn bọ gậy.
  • Phương pháp di truyền: vô sinh con đực, gây đột biến nhiễm sắc thể tạo thế hệ vô sinh hoặc không có khả năng di truyền bệnh.

Bảo vệ người lành:

Chống muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài, đi tất… tại các vùng sốt rét lưu hành. Phải nằm màn tẩm hoá chất xua muỗi, hoặc nằm màn thường.

Uống thuốc phòng khi đến vùng sốt rét.

Khi có sốt phải đến trạm y tế cơ sở để khám và làm xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét.

Nâng cao sức đề kháng kháng của cơ thể.

Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân thấy rõ bệnh sốt rét là do muỗi truyền và có thể phòng chóng được, để họ tự tìm các biện phá thích hợp có hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh thấp tim!