Xem thêm
Thời kỳ ủ bệnh
Thay
đổi từ 10-21 ngày, trung bình 15 ngày.
Thời kỳ khởi phát
Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ.
Có thể xuất hiện những nốt hồng ban, kích thước vài mm nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ này dài khoảng 24 giờ. ở thiếu niên và người lớn triệu chứng thường nặng hơn.
Thời kỳ toàn phát
Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ, lưng nổi những nốt đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu có đường kính 3-10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau khoảng 24 giờ thì hoá đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau: dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu đục, dạng đóng vảy. Các nốt đậu xuất hiện liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên; chi dưới là nơi cuối cùng có các nốt đậu.
Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát…
Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đậu càng nhiều bệnh càng nặng. Trẻ nhỏ thường có bệnh cảnh nhẹ hơn trẻ lớn.
Thời kỳ hồi phục:
Sau
một tuần, nốt đậu đóng vảy, khô và rụng đi, không để lại sẹo.
Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Huyết thanh chẩn đoán: Có thể phát hiện kháng thể kháng virus Thuỷ đậu.
- Phân lập virus từ dịch nốt đậu.
Chẩn đoán bệnh
- Bệnh khởi phát đột ngột
- Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh, chỉ có nốt phỏng nước, không có mụn mủ (nếu không có nhiễm khuẩn)
- Ban mọc không tuần tự, mọc nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày. Trên một vùng da có nhiều tuổi ban khác nhau.
- Khi ban lặn không để lại sẹo.
- Thường gặp ở trẻ nhỏ chưa bị bệnh.
Biến chứng
Bệnh thuỷ đậu nói chung lành tính nhưng cũng có thể gặp một số biến chứng:
- Viêm phổi
- Viêm não – màng não
- Viêm da bội nhiễm: thường gặp nhiễm trùng da do Liên cầu và Tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi.
Điều trị
Nguyên tắc:
- Cách ly để đề phòng lây lan.
- Không có thuốc đặc trị, nên điều trị triệu chứng giải độc.
- Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm.
- Thời gian cách lý tới khi ban hết mọc, vảy đã bong hết.
- Hạ sốt, an thần.
- Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc chống virus: Acyclovir
- Chống ngứa bằng các thuốc kháng Histamin.
- Khi có bội nhiễm: dùng kháng sinh thích hợp.
- Cho các loại vitamin…
Đặc biệt chú ý tới công tác chăm sóc:
Cho bệnh nhân nằm buồng thoáng, tránh gió lùa, đề phòng biến chứng.
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý…
Vệ sinh tai mũi họng.
Vệ sinh da: giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét phải chấm dung dịch Xanh Metylen hoặc Thuốc Tím 1/4000, mặc quần áo mềm sạch.
Đảm bảo ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng.
Dự phòng
Thường bệnh thuỷ đậu là cách ly tại nhà, chỉ đưa đi viện những trường hợp nặng, biến chứng. Thời gian cách ly sau khi mọc ban đợt cuối cùng 5 ngày.
Tẩy uế buồng bệnh hàng ngày.
Trẻ em ở tuổi vườn trẻ và mẫu giáo chưa bị thuỷ đậu, mà tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu phải giữ tại nhà 11 đến 21 ngày, sau khi tiếp xúc.
Nên tiêm Vaccin cho trẻ em trên 1 tuổi.