Xem thêmPhần được sử dụng làm thuốc là phần Thân rễ (một số người gọi
là củ). Người ta đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng,
phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có
nơi lại để nguyên củ phơi khô.
Thành phần hóa học có trong thổ phục linh:
Theo một số nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần
hóa học có trong lá và ngọn bao gồm: Nước 83,3%, Protein 2,4%, Glucid 8,9%, Xơ
2,2%, Tro 1,2%, Caroten 1,6%, Vitamin C 18%. Thành phần hóa học có trong thân rễ
bao gồm: Tinh bột, Sitosterol, Stigmasterol, Smilax saponin, Tigogenin,
Bêta-sitosterol, Tamin, Chất nhựa, Tinh dầu.
Nghiên cứu khoa học về công dụng của thổ phục linh:
Vào năm 1961, khoa da liễu quân y viện 108 có sử dụng thổ phục
linh để kết hợp chữa bệnh vẩy nến.
Theo nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng cho thấy thân rễ Thổ
phục linh có hoạt tính ức chế, chống lại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, lợi niệu
chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, ổn định màng hồng cầu,
giảm co thắt cơ trơn ruột động vật thực nghiệm cô lập gây bởi Acetylcholin.
Trong nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết Thổ phục linh
trên chuột nhắt trắng được gây đái tháo đường bằng STZ (Streptozotocin) với liều
150mg/kg) cho thấy dùng Thổ phục linh liều 200mg/kg thấy hạ đường huyết vào giờ
thứ 4 sau tiêm và duy trì trên 4 giờ và hầu như không có tác dụng hạ đường huyết
trên chuột gây đái tháo đường bằng STZ liều 300mg/kg (khi các tế bào β tụy bị
phá hủy gần hết)
Theo nghiên cứu Thổ phục linh cũng ngăn chặn sự tăng Glucose
máu trên chuột nhắt trắng gây tăng đường huyết bằng Adrenalin. Điều này chứng
minh rằng tác dụng hạ đường huyết của Thổ phục linh cần có sự hiện diện của
insuline, Thổ phục linh kích thích tế bào β tụy tăng tiết insuline và tăng nhạy
cảm của insuline với các tổ chức ngoại vi, ức chế chuyển hóa từ Glycogen thành
Glucose và ức chế tân tạo đường mới. Tác dụng này thích hợp để điều trị trên bệnh
nhân đái tháo đường type 2.
Theo đông y:
Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào kinh can, vị. Tác dụng giúp khử phong thấp, lợi gân cốt,giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.
Công dụng của thổ phục linh:
- Giúp giải độc.
- Khử phong, trừ thấp và hỗ trợ làm mạnh gân cốt.
- Hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, lở ngứa, giang mai, mụn nhọt.
- Hỗ trợ chữa đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mề đay.
- Hỗ trợ chữa nổi mẩn ngứa, rôm sảy.
- Hỗ trợ chữa bệnh vảy nến.
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết và lợi tiểu tiện.
Một số bài thuốc từ thổ phục linh:
Chữa u nang buồng trứng:
Sử dụng Thổ phục linh 30g, Hoàng bá 15g, Hạ khô thảo 15g,
Bào sơn xuyên giáp 10g, Hải tảo 15g, Mẫu lệ 30g, Hương phụ 15g, Đương qui 15g,
Đan sâm 15g, Trạch tả 190g, Ngưu tất 10g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia
làm 2 lần.
Trị rôm mùa hè:
Lấy 30g Thổ phục linh, sắc lấy nước, để ấm, lấy khăn sạch thấm
nước thuốc bôi lên chỗ rôm, mỗi ngày 3 – 5 lần. Lại lấy lượng nước thuốc vừa đủ,
thêm vào nước uống mà tắm, mỗi ngày một lần, liên tục 3 – 5 ngày.
Trị eczema:
Dùng Nghiền Thổ phục linh thành bột mịn, đắp lên chỗ đau, mỗi
ngày 3-5 lần, liên tục 5 ngày.
Tiêu độc, trị hầu cam, giang mai độc, ung nhọt kết mủ, các khớp co rút,
đau:
Thành phần bài thuốc: Thổ phục linh 80-120g. Sắc với 600ml
nước còn 200ml uống từ từ bất kỳ lúc nào.
Chữa viêm khớp dạng thấp:
Bài thuốc: Ý sĩ 12g, thạch cao 20g, xương truật 8g, liên kiều
12g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, cam thảo
6g, ké 20g, đan sâm 12g, quế chi 8g, tang chi 12g, phòng phong 12g, hi thiêm
20g, tỳ giải 16g, ngân hoa 16g, ngạch mễ 20g, bạch thược 12g.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Thổ phục linh kỵ trà (chè). Thời gian uống thuốc không uống
trà vì có thể gây rụng tóc.