Xem thêmLá Sen khô, phun nước cho hơi mềm sau đó thái thành các dải, miếng, phơi hoặc sấy khô là có thể dùng.
Lá sen thán sao hay còn gọi là Hà diệp thán: Lấy lá Sen sạch
đã thái thành dải, cho vào nồi kín, nung chín kỹ, để nguội, lấy ra.
Thành phần hóa học có trong lá sen:
Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá sen Lá Sen
có alcaloid (0,77 – 0,84%), trong đó có nuciferin, nor-nuciferin, roemerin, anonain,
liriodenin, pronuciferin, O-norciferin, armepavin, N-nor-armepavin,
methyl-corlaurin, nepherin, dehydroemerin, dehydronuciferin, dehydroanonain,
N-methylisocorlaurin. Trong đó nuciferin là alcaloid chính. Ngoài ra trong lá
Sen còn có flavonoid, tanin, acid hữu cơ. Hàm lượng alcaloid trong lá Sen thay
đổi theo tuổi và thời vụ thu lá.
Những nghiên cứu khoa học về lá sen?
Chủ nghiệm đề tài Tiến Sĩ Nguyễn Thu Thị Thu Hà đã “Xây dựng
quy trình tách chiết, tạo chế phẩm có hoạt tính ức chế enzym khử HMG-Coenzym A
từ lá Sen hồng (Nelumbo nucifera Gaertn.) và vỏ hạt Đậu xanh (Vigna radiata) điều
trị bệnh tăng cholesterol máu”.
Chất flavonoid được nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện
Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tìm thấy trong lá sen hồng và vỏ đỗ xanh
có tác dụng ức chế enzym rất tốt.
DS. Nguyễn Đức Hạnh và nhóm cộng sự ở Trường đại học y dược
TP.HCM thực hiện thành công ở quy mô phòng thí nghiệm chỉ ra tác dụng giảm cân
từ nguồn nguyên liệu là trà xanh và lá sen.
Theo TS.BS Nguyễn Đình Liên, giangr viên trường đại học y Hà
Nội cho biết, hàm lượng flavonnoid và polyphenol tự nhiên trong lá sen rất tốt
cho huyết áp cao.
Theo đông y:
Lá sen có vị đắng chát, tính bình, quy vào 3 kinh can, tỳ, vị. Theo đông Lá Sen có tác dụng giúp Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Hỗ trợ chỉ trúng thử, hóa khát, ỉa chảy do thử thấp, trị huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.
Công dụng của lá sen?
- Hỗ trợ làm ngăn ngừa mỡ máu, giảm mỡ.
- Hỗ trợ giúp giảm cân và hỗ trợ làm săn chắc cơ thể.
- Hỗ trợ tốt trong trường hợp gan nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ.
- Hỗ trợ bảo vệ cơ thể và hạn chế tình trạng tổn thương gan do bức xạ.
- Giúp an thần, chống choáng váng phản vệ và hỗ trợ chống co thắt cơ trơn và hỗ trợ chống rối loạn nhịp tim.
Một số bài thuốc từ lá sen?
Trị chứng mất ngủ:
Dùng 30g lá sen khô đem hãm với nước sôi thành nước uống.
Ngày uống nhiều lần thay cho nước trà sẽ sẽ có tác dụng rất hiệu quả.
Chữa sốt xuất huyết:
Lá sen khô 30g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g. Cho hết các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước sắc thành thuốc. Ngày uống một thang như trên. Nếu xuất huyết nặng hơn có thể tăng lượng lá sen lên 50 – 60g.
Trị máu hôi sau khi sinh:
Dùng 20 đến 30g lá sen khô đem tán nhỏ, hòa với nước uống.
Hoặc cho lá sen khô vào sắc với 200ml nước lấy 50ml nước lá sen cô đặc, uống
ngày một lần.
Chữa chảy máu cam, tiêu chảy ra máu:
Lá sen khô 40g, rau má 12g. Cho 2 nguyên liệu này vào ấm, thêm 400ml nước sắc thành 100 ml thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng giảm cân:
Lá sen khô đem hãm với nước uống hàng ngày không chỉ giúp giải
nhiệt cơ thể mà còn kiểm soát cân nặng rất tốt. Kết hợp uống nước lá sen khô với
chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý bạn có thể giảm cân nhanh chóng.
Chữa ho, nôn ra máu:
Lá sen 30g, ngó sen 30g, sinh địa 30g, trắc bá 20g, ngải cứu 20g đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc thành thuốc uống trong ngày.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm
cân khác.