Xem thêmToàn cây nhọ nồi
(Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học Cỏ nhọ nồi:
Tinh dầu, tanin,
chất đắng, carotene và chất alcaloid gọi là nicotin.
Tác dụng – công dụng chung Cỏ nhọ nồi:
Chữa rong kinh,
trĩ ra máu, đi ngoài ra máu. Chữa bỏng do vôi, chữa nấm ngoài da.
Chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da. Ngoài ra, còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… .
Theo đông y:
Cỏ nhọ nồi có vị
ngọt, chua, khi uống vào hai kinh can và thận có tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết
lị, chủ trị can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Cỏ nhọ nồi:
Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu:
- Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều
3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa
là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng
chống lại tác dụng của dicumarin.
- Nhọ nồi làm tăng trương lực của
tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng cỏ nhọ nồi thì ngoài tác
dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy
việc chống chảy máu.
Có tác dụng trên thỏ có thai và có thể làm
xảy thai:
- Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết
áp.
- Cỏ nhọ nồi không làm giãn mạch
Thí nghiệm trên chuột bạch với liều từ 5 –
80 lần liều lâm sàng không thấy có triệu chứng trúng độc nào.
Một số bài thuốc có chứa Cỏ nhọ nồi:
Chữa tóc bạc sớm:
Tùy vào nhu cầu
của người dùng mà hái lấy lượng cỏ nhọ nồi vừa đủ, đem rửa sạch, cho vào nồi nấu
cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho
cô đặc lại lần nữa. Cuối cùng dồn cao đặc này vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và
bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2
muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
Chữa tiểu đường, người gầy mệt
mỏi:
Lư căn tươi
30g + ô mai 5 quả + mạch môn đông 10g + nam sa sâm 10g + ngọc trúc 10g + nữ
trinh tử 10g + cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, đau lưng, tiểu tiện sẻn, đái dắt, kinh lâu không sạch:
Cỏ nhọ nồi 30g + tiểu kế 30g + xuyên khung 10g + thục địa 10g + đương quy 10g + xích thược 15g + bạch thược 15g + bồ hoàng 15g. Tất cả cho vào sắc chung lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt
phát ban:
Cỏ nhọ nồi
+ rau sam + sài đất + huyền sâm + mạch môn cân mỗi vị 12g, đem sắc
chung lấy nước uống hàng ngày.
Thuốc bổ âm điều kinh:
Cỏ nhọ nồi 12g + sinh địa 15g + thanh hao 10g + nguyên sâm 10g + bạch thược 10g+ đan sâm 10g. Cho nước vào sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Thuốc thanh nhiệt lương huyết,
cầm máu, trị chảy máu cam, đại tiện táo, viêm mũi:
Cỏ nhọ nồi 12g + sinh địa 12g + đan bì 9g + trắc bách diệp 12g + tiên hạc thảo 12g + tri mẫu 9g + hỏa ma nhân 12g + hoàng cầm 9g + rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc giảm béo:
Cỏ nhọ nồi
15g đem rửa sạch hãm với nước sôi, uống thay nước lọc hàng ngày.
Thang ích khí bổ thận, chữa
xuất huyết tử cung:
Cỏ nhọ nồi
30g + hoàng kỳ 60g + bạch thược 15g + thục địa 15g + sinh địa 15g + kinh giới
sao 10g + nữ trinh tử 15g + thăng ma 6g + phúc bồn tử 15g, cho tất cả vào sắc
chung, lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày một thang.
Hỗ
trợ chữa ung thư họng
cỏ mực 50g tươi rửa
sạch, vắt lấy nước, uống hàng ngày hoặc có thể đem sắc nước uống.
Thuốc cho phụ nữ mãn kinh: phiền táo, nhức đầu, ngủ không ngon giấc…:
Cỏ nhọ nồi
9g + hồng hoa 9g + hoàng cầm 9g + đương quy 9g + xuyên khung 6g + sinh địa 12g
+ hoa cúc 9g + bạch thược 12g + ngưu tất 9g + nữ trinh tử 9g + lá dâu 9g. Sắc
lên lấy nước, uống mỗi ngày một thang.
Nhọ nồi trị sốt cao, trúng thử,
sốt xuất huyết:
Hái
50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy
dịch uống hoặc sắc uống hàng ngày
Nhọ nồi chữa chứng tưa lưỡi ở
trẻ:
Lấy 1 vài lá nhọ
nồi và lá hẹ, đem giã nát, vắt lấy nước cốt, lấy nước cốt này hòa với chút mật
ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm đều đặn 2 giờ/lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
Chữa viêm tiền liệt tuyến:
Cỏ nhọ nồi
15g + câu kỷ tử 15g + thục địa 15g + ích trí nhân 10g + thỏ ty tử 12g + đảng
sâm 15g + hoàng kỳ 15g + tỏa dương 10g + nữ trinh tử 12g + thổ phục linh 24g +
đương quy 6g + vương bất lưu hành 10g. Tất cả cho vào sắc chung lấy nước uống,
mỗi ngày một thang.
Cây nhọ nồi chữa đau dạ
dày:
Rửa sạch 200 –
300g cỏ nhọ nồi, cho vào cối xay nhuyễn, dùng lọc lọc lấy nước, bỏ cặn. Mỗi
sáng nên uống 1 ly khoảng 200 – 250ml.
Lưu ý:
- Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi
bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết
áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
- Người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng
hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của
thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang
tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông
tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây long não!