Cây cỏ mực là gì?

Cỏ mực à dạng thân cỏ, thẳng đứng có chiều cao lên tới 80cm, thân có lông cứng và thưa. Thân cây màu nâu, lục nhạt hoặc có thể hơi đỏ tía. Lá của cỏ mực mọc đối nhau, gần như không có cuống lá, mép lá có khía răng rất nhỏ và hai mặt lá đều có lông. Cụm hoa hình đầu, có màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, Lá bắc thon có chiều dài từ 5-6mm và cũng có lông. Quả bế có 3 cạnh, có cánh, dài chừng 3mm và rộng khoảng 1.5mm, đầu cụt.

Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae, ngoài ra còn được biết đến với các tên khác như là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo.

Cỏ Nhọ Nồi
Cỏ Nhọ Nồi

Phân bố Cỏ mực:

Cỏ mực có mặt ở một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và một số các nước ở vùng Nam Á. Cỏ mực là có sức sống cao và mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta.

Bộ phận dùng làm thuốc Cỏ mực:

Ta dùng toàn bộ cây nhọ nồi tươi hoặc khô để làm thuốc, hầu như các bộ phận của cây đều chứa dược chất tốt.

Thành phần hóa học Cỏ mực:

Theo các chuyện gia đánh giá, trong cỏ mực có chứa các thành phần hóa học như: glycosides triterpene và Saponins: 6 glycosides loại oleanane: Eclalbasaponins I-VI, Alpha và Beta-amyrin, Ecliptasaponin D Eclalbatin. Các Flavonoids và Isoflavonoids: Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides. Toàn bộ phận cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone. Aldehyd loại terthienyl: Ecliptal; L-terthienyl methanol; Wedelic acid. Sesquitepne lactone: Columbin. Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol. Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid.

Những nghiên cứu khoa học về cỏ mực:

Năm 1966: F. Bolhman và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập từ lá khô Eclipta alba 2 dẫn xuất thiophen 1 và 2 và polyacetylen.

Năm 1966, N. R. Krishnaswamy và cộng sự (Đại học Delhi, Ấn Độ) đã xác định được cấu trúc của một polythienyl, α-terthienyl methanol từ Eclipta alba.

Năm 1985: P. Sing và cộng sự (Đại học tổng hợp Kỹ thuật Berlin, Đức) đã phân lập được một thành phần dithienyl acetylen từ rễ và phần trên mặt đất cây Eclipta erecta (một tên gọi khác của Eclipta prostrata).

Năm 1992: P. Sihgh và S. Bhagrava (Đại học Rajasthan, Ấn Độ) đã phân lập được một hợp chất từ phần rễ Eclipta erecta.

Năm 1997: S. Yahara và cộng sự (Đại học Kumamoto, Nhật Bản) đã phân lập từ cây khô Eclipta alba ở Trung Quốc bốn taraxastan triterpen glycozit, các eclalbasaponin VII-IX (14-17) cùng với các eclalbasaponin I-VI. Cấu trúc của các eclalbasaponin đã xác định được là 3β,20β,16β- và 3β,20β,28-trihydroxytaraxastan glycozit và các saponin sulfat của chúng.

Năm 2008: M. K. Lee và cộng sự (Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc) đã phân lập từ dịch chiết metanol phần trên mặt đất của Eclipta prostrata năm oleanan tritecpenoit, axit echinocystic (29) và các dẫn xuất glycozit của 29, eclalbasaponin I (30), eclalbasaponin II (31), eclalbasaponin III (32) và eclalbasaponin V.

Theo đông y:

Cỏ mực có vị ngọt chua, quy vào hai kinh can và thận, tác dụng giúp bổ thận âm, chỉ huyết lị, hỗ trợ trị thận kém, ly và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Công dụng của Cỏ mực:

  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và hỗ trợ trị đại tiện ra máu.
  • Hỗ trợ trị nấm da, sởi.
  • Hỗ trợ trị ho, hen xuyễn.
  • Hỗ trợ giúp bổ thận âm, thanh can nhiệt và trị lở ngứa.
  • Hỗ trợ làm đen râu tóc.
  • Hỗ trợ trị ăn uống khó tiêu, chảy máu miệng, choáng váng và hỗ trợ chữa lành vết thương.
  • Hỗ trợ giúp tiêu viêm, cầm máu và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ trị chảy máu dạ dày, hành tá tràng.
Cỏ Nhọ Nồi
Cỏ Nhọ Nồi

Một số bài thuốc từ Cỏ Mực.

Tác dụng chữa chảy máu dạ dày, hành tá tràng:

Chuẩn bị cỏ mực 50g, 4 quả đại táo, cam thảo 15g và bạch cập 25g sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng chữa bệnh trĩ ra máu:

Cách làm: Lấy một nắm cỏ mực còn nguyên rễ đem giã nát cho vào một chén rượu nóng, để đợi chén nước trong rồi uống, còn phần bã đắp vào búi trĩ.

Tác dụng chữa vết thương trên da nhỏ chảy máu:

Giã nhuyễn hoặc nhai nhỏ 1 nắm cỏ mực sạch rồi đắp vào vết thương hở.

Tác dụng chữa chảy máu cam và thổ huyết (nôn ra máu từ dạ dày):

Chuẩn bị 30g cỏ mực, 15g lá sen, 10g trắc bá diệp. Đun sôi hỗn hợp, lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày. Hoặc lấy cành và lá tươi cây cỏ mực đem giã nát, vắt lấy nước uống trị chảy máy cam và thổ huyết rất tốt.

Tác dụng chữa bệnh ho ra máu:

Dùng 25g Cây cỏ mực, 20g bạch cập, 10g a giao. Cỏ mực cùng bạch cập sắc lấy nước, sau đó cho vào chén, thêm a giao vào trộn đều uống một ngày 2 lần. Uống liên tục 7 trong ngày.

Trị Eczema trẻ em:

Lấy 50g cỏ mực, 50g sắc lấy nước cô đặc, rồi bôi trực tiếp lên chỗ đau. Sau 2-3 ngày bệnh sẽ chuyển, các dấu hiệu dịch rỉ giảm, bớt ngứa, đóng vẩy sau 1 tuần là khỏi

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực cho phụ nữ có thai để tránh gây tình trạng băng huyết dễ gây ra xảy thai.

Không sử dụng cho người âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy.