Cây muồng trâu là gì?

Cây muồng trâu là cây thuốc nam quý thường dung cho các bệnh ngoài da, giải nhiệt và chữa bệnh trong đông y. Cây nhỏ cao từ 1,5 – 3 m, có đường kính từ 10-15 cm.

Cách phân biệt lá:

Lá cây mọc kép tương tự như lông chim, có chiều dài từ 30-40cm, mỗi lá kéo vậy sẽ chứa 8-14 đôi lá chét mọc đối xứng nhau. Lá chét hình bầu dục, đỉnh lá bo tròn, chiếc lá chét đầu tiên gần cuống thường có kích thước nhỏ nhất và cách xa cặp lá chét thứ 2 sau đó kích thước và khoảng cách của các cặp lá chét còn lại là bằng nhau.

Cách phân biệt hoa:

Hoa mọc thành cụm với chiều dài khoảng 30cm với rất nhiều bông hoa nhỏ ở trên, hoa cây muồng trâu khi chưa nở có màu cam, khi nở chúng sẽ có màu vàng sẫm.

Cách phân biệt quả:

Quả muồng thông tương tự như quả đậu có chiều dài 10-15cm dọc theo quả sẽ có 2 cánh. Khi quả còn non sẽ có màu xanh nhạt, sau đó chúng sẽ chuyển thành màu nâu khi về già. Trong mỗi quả sẽ có chứa khoảng 60 hạt nhỏ.

Tên gọi khác của Muồng trâu:

Cây có tên được gọi với tên khác là cây muồng lác hay cây lác, Muồng xức lác, Bhang, Ana drao bhao (Buôn mê thuột), Dâng het, Tâng hét, Dang hét khmoch (Campuchia) Khi lek ban (Lào). Cây còn có tên khoa học là Cassia alata, thuộc họ nhà đậu.

Cây muồng trâu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây muồng trâu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố Cây muồng trâu:

Cây muồng trâu thường mọc trên vùng đất cao ráo và có khí hậu ấm áp. Ở Việt Nam cây thường phát triển mạnh từ Thanh Hóa trở vào các tỉnh phía Nam như: Cà Mau, Kiên Giang, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Kon Tum, Đồng Nai, Nha Trang, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh… Nguồn gốc của cây muồng trâu là loại cây bản địa tại Mexico, tuy nhiên chúng đã được di thực và xuất hiện ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực nhiệt đới chúng có thể sinh trưởng ở những địa điểm cao 1.200m so với mực nước biển.

Bộ phận dùng của cây muồng trâu

Theo một số chuyên gia đánh giá: Cây muồng trâu thường được sử dụng cả lá, cành, hạt, rễ. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô.

Thành phần hóa học Muồng trâu:

Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15 -0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.

Nghiên cứu khoa học về cây muồng trâu:

Nghiên cứu gần đây ở nước ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS. Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4. Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 ). Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 % trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian (P < 0,05 ).

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lượng mật sinh ra ở chuột nhắt trắng. Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính. Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.

Cây muồng trâu Theo đông y:

Theo Đông y thì cây muồng trâu có vị đắng, mùi hăng, tính mát, có tác dụng rất tốt làm tăng nhuận tràng, sát trùng, thanh độc, giải nhiệt, lợi tiểu cực kỳ tốt…

Công dụng của Cây muồng trâu:

  • Chữa bệnh lang ben, hắc lào.
  • Hỗ trợ chữa Táo bón do nhiệt.
  • Chữa trị bệnh thấp khớp
  • Hỗ trợ Ngăn ngừa hiện tượng mẩn ngứa ngoài da.
  • Giúp Chữa bệnh viêm họng.
  • Hỗ trợ Chữa các bệnh liên quan đến gan.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Một số bài thuốc về Cây muồng trâu:

Trị táo bón:

Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ.

Chữa viêm họng:

Dung dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha loãng, là một chất nước dùng để súc miệng trị đau cổ viêm họng rất hiệu quả.

Chữa thấp khớp:

Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.

Chữa viêm thần kinh tọa:

Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 tháng.

Lưu ý sử dụng Cây muồng trâu

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Đối với những người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên sử dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.

Không nên sử dụng trong một thời gian dài, những người có tỳ vị hư hàn (thường bị lạnh bụng, tiêu chảy) thì không nên uống lá muồng trâu, vì sẽ dễ bị tiêu chảy.