Cây quế là gì?

Cây Quế còn có các tên gọi khác là quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh, mạy quẻ,… . Tên khoa học là Cinnamomum, thuộc họ Long lão (Lauraceae).

Cây quế thuộc dòng cây thân gỗ với chiều cao có thể lên tới 20m (đối với cây đã sống lâu năm), vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hoạch hình trứng, khi chín có màu tím, nhẵn.

Phân bố:

Quế có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên nước ta đặc biệt là các tỉnh: Cao Bằng, Yến Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên,… .

Cây Quế - Quế chi, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Quế – Quế chi, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuốc là cành nhỏ của cây Quế, gọi là Quế chi (Ramulus Cinamomi). Còn dùng vỏ thân, vỏ cành của cây Quế, gọi là Quế nhục (Cortex Cinamomi).

Thành phần hóa học:

Cành và vỏ thân cây Quế có chứa tinh dầu (1 – 3%), trong đó thành phần chính của tinh dầu là aldehyde cinamic (70 – 95% lượng tinh dầu toàn phần).

Tác dụng – công dụng chung của cây quế:

  • Quế chi được dùng để chữa sốt cao, rét run, cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, đau nhức xương khớp, chân tay đau buốt.
  • Quế nhục dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần), kích thích tiêu hóa.
  • Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hóa, kích thích hệ thống thần kinh làm dễ thở, tuần hoàn lưu thông, kích thích nhu động ruột.

Theo đông y:

Quế có vị ngọt cay, tính nóng, được quy vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can có tác dụng thông huyệt mạch làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê mạch chạy chậm, nhỏ, yếu (trụy mạch, huyết áp hạ) và dịch tả nguy cấp.

Dùng với liều lượng 4 – 20g dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc có thể tán bột. Ngoài ra còn có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Quế:

Theo nghiên cứu thu được từ hội hóa học Hoa Kỳ “Mùi hương của tinh dầu Quế giúp cải thiện trí tuệ con người”. Mùi hương tỏa ra từ quế giúp nâng cao sức tập trung, ghi nhớ và xử lý các hình ảnh nhanh và chính xác khi đang làm việc với máy tính.

Thực nghiệm trên cơ thể động vật cho thấy, thành phần cinnamaldehyde trong nhục quế có tác dụng an thần, ức chế trung khu thần kinh, giải nhiệt và giảm đau. Ngoài ra, một số thí nghiệm còn cho thấy cinnamaldehyde còn có khả năng làm giảm co giật và tử vong ở động vật khi sử dụng strychnine quá liều.

Thành phần Cinnamaldehyt trong quế còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào viêm loét trên dạ dày chuột.

Nhục quế có tác dụng lưu thông lượng máu đến động mạch vành tim của chuột, nhờ vậy mà nó có khả năng cải thiện chứng thiếu máu cơ tim cấp do pituitrin.

Tinh dầu quế có tác dụng làm ấm toàn thân, khử mùi hôi, trừ cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy, có tác dụng kích dục, giảm buồn phiền, chống đau cơ.

Ngoài ra, nhục quế còn có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với một số loại vi khuẩn như Gr (-), (+) hoặc một số loại nấm gây bệnh (đặc biệt là vi khuẩn tả). Ở các nước Châu Âu quế được sử dụng là thuốc chữa các bệnh đau bụng tiêu chảy, sốt rét, ho và một số bệnh khác.

Một số bài thuốc có Quế:

Chưa chứng đau bụng kinh do hư hàn:

Bài 1: 1 lượng quế vừa đủ, rửa sạch tán thành bột, pha cùng với 3 – 4ml rượu uống.

Bài 2: 5g quế nhục + 16g thục địa + 12g đương quy + 5g cam khương + 4g cam thảo, thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày.

Ngừa mụn, trị mụn đầu đen:

3g quế rửa sạch tán thành bột mịn, nhỏ vào vài giọt nước cốt chanh, rồi đắp lên vùng da đang có mụn. Ngồi thư giãn 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, duy trì 1 – 2 lần/tuần.

Giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu:

Quế rửa sạch phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, dùng trong bữa ăn, liều dùng: 4g/lần.

Ngừa sâu răng và sạch miệng:

Ngậm hoặc nhài một mẩu quế khoảng 2 – 4g, kết hợp với súc miệng với nước quế hàng ngày. Duy trì 1 lần/ngày sẽ thấy có kết quả.

Chữa tiêu chảy:

Bài 1: 4g vỏ thân quế + 4g hạt cau già + 2 lát gừng nướng cháy cạnh + 10g gạo rang vàng, tất cả đem đi tán nhỏ, cho thêm 400ml nước bắc bếp sắc đến khi còn khoảng 100ml, chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: 10g vỏ quế + 10g hồi + 20g đại hoàng + 20g long não + 25g gừng tươi, tất cả đem đi tán nhỏ, thêm 1 lít rượu 70 ֯ ngâm trong 7 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5ml.

Chống nôn khi mang thai:

8g quế chi + 12g bạch thược + 8g đại táo + 6g sinh khương + 6g cam thảo, cho tất cả vào sắc lấy nước uống trong ngày.

Trị ngứa da:

2g quế + 2g riềng + 2g tế tiêu ngâm cùng 150ml rượu trắng + 10 con sâu đậu nghiên nát. Ngâm tầm 7 ngày trở lên, trong thời gian ngâm thì mỗi ngày đều phải khuấy đều hỗn hợp này lên. Mỗi lần dùng thì lọc lấy nước, xoa lên chỗ ngữa, 1 lần/ngày. Trong thời gian điều trị nên kiêng rượu và các món ăn có tính kích thích hoặc gây dị ứng.

Trị hư hãn hầu họng đau:

Quế nhục + cam thảo + gừng khô mỗi vị lấy 2g đi tán nhỏ hòa chùng nước ấm, ngậm rồi từ từ nuốt xuống.

Trị cảm sốt, ra nhiều mồ hôi:

8g quế chi + 6g cam thảo + 6g sinh khương + 6g thược dược + 4 quả táo tào, cho tất cả vào sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Điều trị viêm thận mạn tính, phù thũng do khí hư, chân tay lạnh:

4g nhục quế + 15g can địa hoàng + 12g trạch tả + 12g đơn bì + 12g phục linh + 12g sơn dược + 6g sơn thù + 10g phụ tử + 12g ngưu tất + 15g xa tiên tử, cho tất cả các vị đi tán thành bột mịn, thêm lượng mật ong vừa đủ tạo thành viên hoàn. Ngày dùng 15g thêm nước đun sôi để nguội, ngày uống 2 – 3 lần.

Trị mụn nhọt có mủ:

10g quế + 2 củ hành đã giã nhỏ, trộn đều rồi đắp lên vùng da có nốt mụn, dùng băng gạc cố đị trong vài giờ, duy trì 1 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Không kết hợp quế với hành.
  • Không lạm dụng dùng quế quá 20g/ngày.
  • Người đau bụng, người có các chứng chảy máu, người có tính nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây phòng phong!