Cây Tiểu Hồi Hương là gì?

Tiểu hồi hương thuộc dạng cây thân thảo, trung bình sống được 2 năm hoặc có thể sống lâu hơn, được biết đến là một trong những vị thuốc quý sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây có chiều cao trung bình từ 0,6 đến 2 m, có rễ cứng và thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía.

Lá mọc thường mọc so le nhau, có bẹ phát triển và có phiến lá xẻ lông chim từ 3 đến 4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành, các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ có dạng hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu. Hoa thường mọc vào tháng 6 đến tháng 7, còn quả thường mọc vào tháng 10.

Cây tiểu hồi hương có tên khoa học là Fructus Foeniculi, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) và được biết đến với các tên khác như là Tiểu hồi, tiểu hồi hương, Hồi hương, Cốc hương.

Phân bố Tiểu Hồi Hương:

Thuộc dạng cây mọc hoang, tiểu hồi hương thường xuất hiện nhiều ở các vùng địa trung hải, thích hợp sống ở nơi có khí hậu mát. Cây được trồng nhiều ở các vùng Sơn tây, Cam túc, Liêu ninh, Nội mông Trung quốc và trồng nhiều ở các nước như Italia, Pháp. Ở Việt Nam nước ta cũng có trồng loại cây này, thường phân bố rải rác từ Bắc tới Nam, tuy nhiên với số lượng không nhiều nên vẫn phải nhập từ Trung Quốc để sử dụng.

Tiểu hồi hương, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Tiểu hồi hương, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng làm thuốc Tiểu Hồi Hương:

Xem thêm

Phần được sử dụng để làm dược liệu là phần quả hay còn gọi là Tiểu hồi hương. Ngoài ra phần rễ lá cũng được một số nơi sử dụng. Khi các tán còn lại ngả màu nâu, người ta thu hái toàn bộ, cột lại thành bó. Sau đó mới đập ra để lấy quả.

Thành phần hóa học Tiểu Hồi Hương:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học có trong cây tiểu hồi hương bao gồm những thành phần chính như: anethol, fenchone, a-pinene, camphène, dipentene, a-phallandrene, anise aldehyde, anisic acid, estragole, cis-anethole, p-cymene, petroselinic acid, stigmasterol, 7-hydroxycoumarin.

Những nghiên cứu khoa học về cây tiểu hồi hương:

Theo một số nghiên cứu cho thấy, dầu hồi hương có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch của dạ dày và ruột, kích thích trung tiện lúc đầy bụng. Thuốc làm giảm co thắt ruột, nhờ vậy mà giảm đau bụng.

Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, thuốc chiết xuất từ tiểu hồi hương có tác dụng hạn chế hiệu quả chống lao của Streptomycine.

Một nghiên cứu cho thấy, Fenchone là dị thể (Isomer) của camphor cho nên cũng như Bạc hà có tác dụng kích thích tại chỗ.

Tại các nước Âu Mỹ, nguời ta cũng dùng Tiểu hồi làm thuốc trị rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn đường ruột, ho và viêm đường hô hấp trên (cảm cúm).

Theo Y học Ấn Độ dùng lá Tiểu hồi làm thuốc lợi tiểu giải độc, rễ tác dụng xổ, quả kích thích đường tiêu hóa, lợi trung tiện, nước hãm 8 – 12g quả Tiểu hồi với nửa lít nước sôi làm thuốc phát hãn (trị cảm lạnh), sình bụng, đầy hơi.

Theo đông y:

Tiểu hồi hương có vị cay, tính ôn, quy vào can thận, tỳ, vị. Tác dụng giúp tán hàn, ẩm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị, hỗ trợ trị thận hư yêu thống, bụng sườn đau, trị nôn mửa và ăn ít.

Công dụng của Tiểu Hồi Hương:

  • Hỗ trợ giúp bổ thận tráng dương, trừ hàn, giảm đau.
  • Hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, thông tiểu, điều kinh và hỗ trợ làm long đờm.
  • Hỗ trợ chống co thắt, bụng, lưng do hàn và giúp nhuận tràng.
  • Giúp lợi tiểu, giải độc và giúp lợi trung tiện.
  • Hỗ trợ chữa ăn không tiêu, sình bụng và hỗ trợ trị khó thở hen xuyễn.
  • Hỗ trợ chữa đau lưng do thận suy và hỗ trợ chữa viêm cầu thận cấp.
  • Hỗ trợ chữa suy nhược tình dục nam nữ.
  • Hỗ trợ trị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên và hỗ trợ trị viêm phế quản.

Một số bài thuốc từ Cây Tiểu Hồi Hương:

Trị sán khí (hermia – sa ruôt):

Tiểu hồi, Lệ chi hạch (sao đen) lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần uống 4 – 6g với rượu ấm, hàn nhiều thì cho thêm Ngô thù. Tiểu hồi 20%, Quất hạch 10%, Lệ chi hạch 10%, Ô dược, Đinh hương đều 50%, rễ Ý dĩ 50%, tát cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 3g, mỗi lần uống1/2 – 1 hoàn, ngày 3 lần.

Trị âm nang tích thủy (hydrocèle):

Sử dụng Tiểu hồ 10g, muối ăn 3g, sao tán bột mịn trộn đều, mỗi tối ăn với chả trứng vịt 2 cái trứng, uống với rượu gạo. Liệu trình 4 ngày, nghỉ 2 ngày lại tiếp tục liệu trình 2. Tổ nghiên cứu ký sinh trùng bệnh học tỉnh Phúc kiến đã trị 64 ca âm nang tích thủy, khỏi 59 ca, tiến bộ 1 ca, không khỏi 4 ca

Trị chứng bạch đới do hàn:

Sử dụng Tiểu hồi 10g, Can khương 6g, sắc với nước đường đỏ uống.

Chữa đau bụng do thận suy:

Dùng Bột Tiểu hồi 4g cho vào bầu dục lợn nướng chín, ăn ngày 1 cái, liên tục trong 7 ngày (Dược liệu Việt Nam).

Chữa dịch sốt rét ác tính:

Dùng Hạt Tiểu hồi hương giã tươi vắt lấy nước cốt uống, hay tán bột hoặc sắc uống (Hành giản trân nhu).

Chữa đau xóc dưới sườn:

Sử dụng Tiểu hồi sao vàng 40g, Chỉ xác sao 20g tán bột uống mỗi lần 8g với rượu hoà thêm muối, ngày uống 2 lần.

Lưu ý sử dụng Tiểu Hồi Hương:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Thận trọng lúc dùng đối với chứng âm hư hỏa vượng